Có 3 giai đoạn chuyển hóa sau phẫu thuật cần lưu ý về dinh dưỡng. Ở giai đoạn đầu (1-2 ngày sau mổ) do ảnh hưởng của thuốc mê dễ dẫn đến liệt ruột, trướng hơi nên có thể truyền tĩnh mạch các loại dịch cung cấp đường và điện giải hoặc cho uống một ít chất lỏng như nước đường, sữa... Giai đoạn tiếp theo (3-5 ngày sau mổ), nhu động ruột đã trở lại khiến bệnh nhân có cảm giác đói, thèm ăn. Tuy nhiên lúc này chỉ nên cho bệnh nhân ăn nhẹ các thức ăn dạng lỏng dễ tiêu như sữa, nước cháo...
Bổ sung đầy đủ các nhóm chất
Theo TS-BS Lưu Ngân Tâm, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng lâm sàng TP HCM: “Trong giai đoạn hồi phục, tình trạng vết mổ và sức khỏe đã ổn định, người bệnh cần tăng cường cung cấp dinh dưỡng, nhằm giúp cơ thể mau chóng hồi phục, trở lại cuộc sống bình thường. Bữa ăn cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất. Đặc biệt các thức ăn giàu đạm, khoáng chất và vitamin như trứng, thịt, hải sản, đậu đỗ và sữa. Sữa là nguồn thực phẩm quan trọng cho bệnh nhân sau phẫu thuật, vì giàu đạm, béo cùng nhiều dưỡng chất cần thiết, lại dễ tiêu hóa, hấp thu.
Thông thường người bệnh trong giai đoạn này vẫn còn mệt, chưa thèm ăn, ăn uống còn ít, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, làm cơ thể chậm hồi phục. Việc uống bổ sung 1-3 ly sữa trong ngày là hữu ích trong tăng cường cung cấp dinh dưỡng, giúp tăng cân, cải thiện sức khỏe chung. Song cũng không quên là nên tập luyện thể chất.
Đi bộ là loại hình tập luyện phù hợp cho giai đoạn này. Thời gian tập ban đầu ngắn sau đó tăng dần tùy theo tình trạng sức khỏe. Tập luyện ngoài tránh cứng khớp, teo cơ mà còn giúp tăng cường sức đề kháng và tình trạng dinh dưỡng”.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trường hợp của cô Hoàng Thị Hoa (55 tuổi, quận 11) là một ví dụ điển hình. Cô chia sẻ trong 2 năm gần đây, cô trải qua gần 3 cuộc phẫu thuật liên quan đến khối u ở tử cung, xương và thực quản. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ vài tháng sau cuộc phẫu thuật gần nhất, ít ai nhận ra cô Hoa đã từng trải qua những cuộc đại phẫu đến “thập tử nhất sinh”.
Thậm chí, chỉ 20 ngày sau khi mổ thực quản, cô đã có thể tham gia biểu diễn tại giải Thể dục dưỡng sinh TP HCM mở rộng. Hiện nay, không chỉ khỏi bệnh, cô Hoa còn giữ được sức khỏe ổn định, tinh thần vui khỏe, năng động. Tất cả là nhờ cô luôn duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý từ sau khi phẫu thuật cho tới nay.
PGS-TS-BS Trần Đình Toán, Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk, cho biết: Một lưu ý khác trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân hậu phẫu chính là uống đủ nước để đào thải các độc tố do thuốc men gây ra. Hoặc có thể lựa chọn những thực phẩm như bông cải xanh chứa dưỡng chất glucoraphanin giúp cơ thể đào thải chất độc, đồng thời thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống ôxy hóa... giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon.
Như nhiều bệnh nhân khác, sau khi phẫu thuật, cô Hoa gặp khó khăn về ăn uống, có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Sau 1 thời gian dùng thử Vinamilk Sure Prevent theo lời khuyên của bác sĩ, cô bắt đầu có cảm giác thèm ăn trở lại, cô ăn uống ngon miệng hơn và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Hiện nay, mỗi ngày cô đều uống 1-2 ly sữa Sure Prevent vào các bữa ăn phụ. Bên cạnh đó, cô cũng thường xuyên luyện tập dưỡng sinh kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, tăng cường rau củ quả trong bữa ăn hằng ngày để duy trì sức khỏe.
Vinamilk nỗ lực không ngừng nâng cao, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào sản phẩm Vinamilk Sure Prevent Mới, với công thức bổ sung dinh dưỡng dễ hấp thu, đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt phù hợp cho người có vấn đề tim mạch, xương yếu, mệt mỏi và ăn ngủ kém.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - số 10, Tân Trào, P. Tân Phú, Q.7, TP HCM - ĐT: (84.8) 541.55555