Cả 2 hậu quả trên sẽ gây đột quỵ và suy giảm nhận thức. Những phát hiện này được đăng tải trên tờ Stroke của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Ngủ kém gây đột quỵ
Mối liên quan giữa bệnh tim mạch và giấc ngủ ngắt quãng đã được nghiên cứu trước đây nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét cẩn thận mối quan hệ giữa giấc ngủ ngắt quãng và những đo lường vi thể một cách chi tiết tổn thương mạch máu và sự nhồi máu trong mô não của người chết.
Giấc ngủ ngắt quãng là giấc ngủ bị đánh thức lặp đi lặp lại nhiều lần trong một đêm. Trong nghiên cứu trên, giấc ngủ bị ngắt quãng trung bình khoảng 7 lần/giờ. Các nhà nghiên cứu đã xem xét não của 315 người chết (phụ nữ chiếm 70%) đã trải qua ít nhất 1 tuần được theo dõi trong trạng thái nghỉ ngơi hay hoạt động để lượng giá chất lượng giấc ngủ và nhịp sinh học. Qua đó, nhận thấy có 29% bệnh nhân bị đột quỵ, 61% bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương mạch máu não từ trung bình đến nặng.
Nếu giấc ngủ bị ngắt quãng càng nhiều thì mạch máu càng bị xơ vữa nặng hơn. Trong trường hợp thức giấc từ 1-2 lần trong 1 giờ ngủ thì có sự gia tăng 30% mô não bị thiếu ôxy.
Các phát hiện trên được tách biệt với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như chỉ số khối cơ thể, tình trạng hút thuốc, đái tháo đường, tăng huyết áp hay các bệnh khác như Alzheimer, trầm cảm, suy tim.
Theo chuyên gia thần kinh Andrew Lim của Đại học Toronto (Canada), các tổn thương não là quan trọng bởi chúng không những dẫn đến đột quỵ mà còn gây suy giảm nhận thức và vận động tiến triển lâu dài. Giấc ngủ ngắt quãng gây suy giảm tuần hoàn máu đến não và ngược lại, suy giảm tuần hoàn máu não lại gây ngủ ngắt quãng.
Phát hiện trên đã gợi ý rằng kiểm tra giấc ngủ là một cách rất hay để nhận biết những người cao tuổi có nguy cơ bị đột quỵ. Cần nghiên cứu thêm để làm rõ tổn thương mạch máu não là hậu quả hay nguyên nhân của ngủ ngắt quãng, vai trò của các bệnh lý đặc hiệu khác gây ngủ ngắt quãng như ngừng thở lúc ngủ và các nguyên nhân khác.