Điều kiện hưởng đối với NLĐ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên; bị bệnh nghề nghiệp theo danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế quy định. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với NLĐ bị bệnh nghề nghiệp: Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị thương tật, bệnh tật ổn định (phần đồng chi trả và ngoài danh mục do BHYT chi trả); trả phí giám định y khoa nếu suy giảm khả năng lao động dưới 5%; toàn bộ chi phí y tế nếu không tham gia BHYT; trả đủ lương cho NLĐ trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng. Bồi thường không do lỗi NLĐ ít nhất bằng 1,5 tháng lương (suy giảm từ 5%-10%), tăng thêm 1% thì cộng thêm 0,4 tháng lương cộng phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; ít nhất 30 tháng lương nếu suy giảm từ 81%. Trợ cấp do lỗi NLĐ ít nhất bằng 40% của mức bồi thường; sơ cấp cứu kịp thời và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị; giới thiệu giám định y khoa; sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe.
NLĐ bị bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 31%; được sắp xếp công việc mới; hỗ trợ 50% mức học phí không quá 15 lần lương cơ sở, không quá 2 lần và trong 1 năm chỉ được 1 lần. Hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp, chữa bệnh nghề nghiệp: Đóng BHXH, BHTNLĐ, bệnh nghề nghiệp từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề tháng bị bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động, phát hiện bệnh nghề nghiệp, trong thời gian bảo đảm. Mức hỗ trợ 50% chi phí theo quy định của Bộ Y tế sau khi BHYT đã chi trả; không quá 1/3 lương cơ sở/người/lần khám; không quá 2 lần và trong 1 năm chỉ được 1 lần; 100% chi phí (nếu đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển sang đơn vị khác).
Ngoài ra, còn được chế độ hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng đối với trường hợp có chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh, suy giảm 31% trở lên. Mức hỗ trợ 50% chi phí theo quy định của Bộ Y tế sau khi được BHYT chi trả; không quá 2 lần lương cơ sở/người/lượt; không quá 2 lần và trong 1 năm chỉ được 1 lần.