Sức khỏe
09/07/2017 08:44

Ăn cá tươi "roi rói" tốt hơn hay ăn cá đã chết?

Có 4 lưu ý đặc biệt quan trọng trong chế biến và sử dụng cá tươi. Chúng ta nên chọn cá thế nào để tốt cho sức khỏe? Câu trả lời của chuyên gia sẽ giúp bạn ăn uống lành mạnh hơn.

Cá là món ăn thông dụng hàng ngày của hầu hết mọi gia đình, nhưng cách ăn cá ra sao là tốt nhất không phải ai cũng biết, hoặc đôi khi xuề xòa không để ý.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, có đến 4 sai lầm phổ biến đã từng gây họa mà nhiều người đang mắc phải nhưng không hề nhận ra. Lời khuyên của các chuyên gia là bạn hãy thay đổi cách nghĩ để lựa chọn cách ăn cá sao cho có lợi cho sức khỏe hơn.

Ăn cá tươi roi rói tốt hơn hay ăn cá đã chết? - Ảnh 1.

1. Cá tươi "roi rói" chứa nhiều độc tố hơn cá đã chết 1 vài giờ

Hầu hết mọi người nghĩ rằng ăn cá là phải càng tươi càng tốt, vì thế sẽ chọn mua những con cá đang còn tung tăng bơi lội rồi lập tức chế biến cho ngay vào nồi, như vậy mới giữ được hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng.

Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, đây là thói quen lâu đời nhưng lại là một sai lầm mà không nhiều người biết. Lý do là môi trường sống hiện nay đã trở nên kém an toàn, dù cá được đánh bắt trong tự nhiên hay cá nuôi, đều bị nhiễm một số chất độc hại nhất định từ môi trường sống và thức ăn.

Khi cá còn tươi sống, giết thịt và chế biến để ăn ngay sẽ vô tình ăn luôn cả độc tố đang tồn tại trong thịt cá chưa kịp phân giải. Nếu cá có ký sinh trùng thì chúng vẫn còn sống và sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể, gây ra những tác hại không hề nhỏ tới sức khỏe.

Ngoài ra, khi cá còn sống sẽ không diễn ra quá trình phân giải chất protein, thành phần dinh dưỡng cũng chưa chuyển hóa, hương vị cũng không phải là ngon nhất.

Lời khuyên tốt nhất:

Cá tươi sẽ trở nên an toàn hơn nếu bắt lên khỏi môi trường sống, nuôi tiếp thêm 1 vài ngày ở môi trường nước sạch rồi mới tiến hành giết thịt. Đồng thời, cá sau khi giết thịt, bạn có thể đừng chế biến ngay mà hãy ngâm trong nước khoảng 1 tiếng hoặc ướp cá vào ngăn mát tủ lạnh.

Việc tách cá khỏi môi trường sống 1-2 ngày rồi lại thịt ra ngâm ướp như vậy sẽ giúp giảm thiểu dư lượng độc tố trong cá, hạn chế độc tố gây hại cho cơ thể. Việc ướp cá thêm 1 vài giờ sau khi sơ chế, các mô liên kết của thịt cá sẽ mềm ra, thịt cá sẽ trở nên thơm hơn và mùi vị khi ăn sẽ ngon ngọt hơn.

Ai cũng biết rằng ăn cá rất có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu ăn đúng cách thì lợi gấp nhiều lần. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt cá tươi làm thịt ướp thêm vài giờ khác với cá ươn chết không biết từ lúc nào rồi mới mua về ăn.

Ăn cá tươi roi rói tốt hơn hay ăn cá đã chết? - Ảnh 2.

2. Ăn cá sống dễ bị nhiễm bệnh sán lá gan

Nhiều người thích ăn cá sống sashimi tươi ngon (gỏi) mà không biết rằng điều này sẽ gây hại cho gan nhiều đến thế nào. Ăn cá sống là cách dễ dàng nhất đưa ký sinh trùng sán lá gan vào cơ thể, gây ra bệnh sán lá gan và thậm chí là gây ra ung thư.

Người ăn các món sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, đặc biệt là thủy sản nước ngọt như cá, tôm, ốc, có xác xuất nhiễm bệnh ký sinh trùng rất cao do môi trường sống ô nhiễm.

Ở một ngôi làng tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), có nhiều người mắc bệnh sán lá gan, mà nguyên nhân chính được cho là người dân ở đây có thói quen rất hay ăn các món cá sống. Khi nhận thấy các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đau gan, gan phồng to, chóng mặt… bạn cần phải để ý ngay đến việc đi khám.

Những bệnh nhân khi đã bị nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây ra xơ gan, cổ trướng, và thậm chí tử vong.

Lời khuyên tốt nhất:

Nhiều người nghĩ rằng khi ăn cá sống chấm với gia vị nước mắm và giấm cũng coi như có thể đã tiêu diệt sán lá gan, an toàn để ăn. Nhưng trong thực tế, gia vị nói chung, chẳng hạn như nước tương, giấm, mù tạt, rượu … không dễ dàng có thể giết chết ký sinh trùng.

Ngay kể cả khi bạn nhúng thức ăn vào nồi nước nóng 90 ℃ mà thời gian nấu không đủ cũng không thể giết chết giun sán, ký sinh trùng. Do đó, nếu không quá "thèm" thì tốt nhất bạn nên hạn chế ăn món cá sống sashimi.

Đáng chú ý hơn, các ký sinh trùng sán lá gan khi vào trong cơ thể, giai đoạn đầu gần như không có triệu chứng, không cảm thấy khác biệt, thậm chí tồn tại trong người cả chục năm. Nhưng bi kịch ở chỗ, đến khi phát hiện ra bệnh thường là quá muộn. Nếu bạn vẫn duy trì sở thích ăn cá sống, hãy thường xuyên đi khám để xác nhận tình trạng nhiễm ký sinh trùng hay không.

Ăn cá tươi roi rói tốt hơn hay ăn cá đã chết? - Ảnh 3.

3. Ăn mật cá giải độc trở thành trúng độc

Trong Đông y, mật cá là một vị thuốc. Các chuyên gia Đông y dùng mật cá để trị các chứng bệnh như đau đầu, viêm họng, viêm tắc mạch ác tính. Còn trong dân gian cũng lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho.

Vì thế cho nên, dù mật cá có đắng thế nào mà nghe nói là "giã" được tật thì không ít người vẫn cứ cố "nuốt" để phòng bệnh theo phong trào.

Nghiên cứu cho thấy, mật cá khi ăn vào cơ thể sẽ có phản ứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dễ dàng dẫn đến ngộ độc hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.Các chuyên gia chỉ ra rằng, mật cá có chứa một chất gọi là Carp alcohol sulfate sodium hòa tan trong nước, là độc tố vô cùng độc hại.

Các chất độc này không chỉ chịu nhiệt tốt, mà còn không thể dùng rượu để tẩy độc. Vì thế, dù là mật cá đã nấu chín hay ngâm chao qua rượu mà nuốt vào cơ thể đều không thể tránh được ngộ độc. Khi ăn mật cá, nếu cơ thể phản ứng mạnh với chất gây ngộ độc, hiện tượng nhiễm độc sẽ xảy ra nhanh chóng, diễn biến bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Khi ngộ độc nhẹ sẽ có biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng nặng hơn như gan to, vàng da, đau tức vùng gan, rất ít hoặc không có nước tiểu, đau thận. Nếu một khi đã ngộ độc mật cá, nếu không kịp thời cứu chữa, có thể gây ra chứng tổn thương gan, suy thận và cuối cùng là tử vong.

Mức độ nhiễm độc của bệnh nhân nói chung liên quan đến việc người bệnh uống nhiều hay ít mật cá. Nuốt mật càng lớn thì khả năng trúng độc càng cao.

Lời khuyên tốt nhất:

Người bình thường tuyệt đối không được ăn mật cá, hạn chế làm mật cá bị vỡ dính vào thịt cá. Nếu có bệnh cần ăn như một vị thuốc, nhất định phải được sự tư vấn của bác sĩ.

Ăn cá tươi roi rói tốt hơn hay ăn cá đã chết? - Ảnh 4.

4. Ăn cá lúc đói có thể gây bệnh thống phong (gút)

Hiện nay có một xu hướng rất phổ biến là nhiều người ăn cá để giảm cân. Khi ăn cá trong tình trạng đói bụng (ăn cá thay cơm) sẽ dẫn đến khả năng dẫn đến bệnh gút (gout). Bệnh gút xảy ra do quá trình tích tụ acid uric lâu dài trong máu dẫn đến lượng purin trong cơ thể cao. Bệnh gút xuất hiện là do uric axit purine chuyển hóa dẫn đến khả năng tăng tổn thương các mô.

Đại đa số thực phẩm từ cá bản thân rất giàu purine, nếu khi bụng rỗng mà ăn nhiều cá chứa purine, sẽ không đủ để phá vỡ carbohydrates trong thức ăn, làm mất cân bằng lượng axit trong cơ thể.

Nếu đây là cách ăn thường xuyên, sẽ tạo nên gánh nặng rất lớn, làm tăng tình trạng gút ngày càng trầm trọng hơn.

Lời khuyên tốt nhất:

Mọi người lưu ý trước khi ăn cá có thể ăn một số thực phẩm chất béo thấp chứa carbohydrate, như ngũ cốc, cháo kiều mạch, khoai môn… để lót dạ.

Trong bữa ăn có thể nên ăn một chút tinh bột như khoai lang, ngô ngọt, khoai tây… để cân bằng độ pH cơ thể, giảm purine gây tổn hại sức khỏe.

Những lời khuyên đơn giản này bạn nên áp dụng để đảm bảo an toàn.

(Theo Health/People)
Người lao động EVNHCMC ủng hộ đồng bào phía Bắc

Người lao động EVNHCMC ủng hộ đồng bào phía Bắc

Doanh nghiệp 13:36

EVNHCMC đã phát động đến toàn thể công nhân viên chức, người lao động ủng hộ ít nhất 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

EVNGENCO3 thăm, động viên CBCNV sau bão Yagi

EVNGENCO3 thăm, động viên CBCNV sau bão Yagi

Doanh nghiệp 13:35

Đoàn công tác của EVNGENCO3 đã đến kiểm tra tình hình nhà máy và thăm hỏi, động viên CBCNV tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương sau bão Yagi.

Tết Đoàn viên trong thời đại số

Tết Đoàn viên trong thời đại số

Ngân hàng 13:35

Theo văn hóa Á Đông, Tết Trung thu là cơ hội để sum họp gia đình, hướng trái tim mỗi người con xa xứ về với cội nguồn, kết nối tình thân - hay còn gọi là Tết Đoàn viên. Trong thời đại số hiện nay, chúng ta có thêm nhiều phương thức để kéo gần, kết nối thành viên trong gia đình.

Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hoạt động cộng đồng 21:35

Phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc và truyền thống hơn 60 năm xây dựng, phát triển, toàn thể cán bộ nhân viên Vietcombank sẵn sàng chung tay cùng các cấp chính quyền và địa phương hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn để ổn định sản xuất, tái thiết cuộc sống.

Sáp vuốt tóc AKUMA và cộng đồng Barbershop Việt Nam ủng hộ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 Yagi

Sáp vuốt tóc AKUMA và cộng đồng Barbershop Việt Nam ủng hộ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 Yagi

Hoạt động cộng đồng 21:32

Ngày 12-9-2024, công ty TNHH AKUMA BEAUTY VIỆT NAM - thương hiệu sáp vuốt tóc hàng đầu tại Việt Nam, đã phối hợp cùng cộng đồng Barbershop (thợ cắt tóc nam) Việt Nam tổ chức chương trình thiện nguyện hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3, Yagi.

Nam A Bank chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ

Nam A Bank chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ

Hoạt động cộng đồng 21:32

Với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, Nam A Bank đã kịp thời ủng hộ 2,5 tỉ đồng góp phần chia sẻ khó khăn cùng đồng bào miền Bắc vượt qua siêu bão Yagi, sớm ổn định cuộc sống.

Vietjet hướng về miền Bắc yêu thương

Vietjet hướng về miền Bắc yêu thương

Nhịp sống 16:43

Chia sẻ khó khăn và mất mát của người dân miền Bắc vùng bão lũ, ngay lập tức, toàn hệ thống Vietjet chung tay quyên góp với tinh thần“tương thân, tương ái.