Một lần nữa, Microsoft đã có những thay đổi đáng kể trong giao diện Office. Mặc dù vẫn mang phong cách ribbon truyền thống nhưng nó cũng có một số thay đổi về cách thức hoạt động.
Điều đó không nhất thiết là một điều xấu nhưng nó yêu cầu người dùng phải hiểu rõ về cách thức điều hướng cũng như cách mà bạn có thể dành thời gian và tiền bạc đào tạo lại kiến thức cho bản thân hoặc nhân viên của mình khi sử dụng Office mới.
2. Nâng cấp có thể là một rắc rối
Với Office 2013, bạn có thể gặp rắc rối khi phải đối phó với 2 phiên bản 32-bit và 64-bit. Microsoft cho biết cấp phép Office 365 có thể bao gồm cả tập hợp ứng dụng 32-bit và 64-bit, nhưng nếu đang nâng cấp lên từ Office 2010, bạn không thể chuyển đổi từ các phiên bản cài đặt. Nói cách khác, bạn không thể nâng cấp từ Office 2010 32-bit lên phiên bản Office 365 64-bit, và ngược lại.
Đây là điều có vẻ khá vô lý khi mà Microsoft không thể phục vụ khách hàng hiện tại đang sử dụng Office 32-bit muốn nâng lên phiên bản 64-bit, dù sao thì bạn cũng không thể thay đổi.
3. Vẫn chưa có phiên bản cho Android hay iOS
Mặc dù Office 365 hỗ trợ các thiết bị di động nhưng nó chỉ hỗ trợ các thiết bị di động chạy hệ điều hành Windows mà thôi. Điều đó có nghĩa là bạn không thể cài đặt ứng dụng trên tablet Android hoặc iPad. Tùy chọn đó có thể thông cảm cho Microsoft, nhưng sẽ là bất lợi cho ứng dụng Office Mobile 2013 khi nó ra mắt phải đối diện với nhiều đối thủ ứng dụng Office cho iOS và Android đang có mặt trên thị trường.
4. Có những lựa chọn thay thế với giá rẻ và miễn phí
Có lẽ, lý do lớn nhất khi chuyển sang Office 2013 chính là chi phí giá thành. Mặc dù hiện nay Microsoft bắt đầu cung cấp gói thuê bao hấp dẫn nhưng thực tế là bạn có thể nhận được bộ phần mềm Office khác có chi phí ít hơn, thậm chí là miễn phí. Có khá nhiều cho bạn lựa chọn, cung cấp 90-100% nhu cầu cho hầu hết người dùng doanh nghiệp, đó là chưa kể những ứng dụng Office dựa trên nền tảng đám mây được đóng bộ hoàn toàn như Google Docs và Zoho Docs.