22/04/2015 22:03

Nở rộ ngân hàng di động

Hàng loạt ngân hàng tung ra nhiều dịch vụ tiện ích trên thiết bị di động nhằm thu hút khách hàng

Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Juniper Research, đến năm 2017, lượng người dùng các dịch vụ ngân hàng (NH) qua thiết bị di động (Mobile Banking) toàn cầu chiếm 15% tổng số thuê bao, giá trị giao dịch sẽ vượt mốc 1 tỉ USD. Hiện có 800 triệu người dùng sử dụng Mobile Banking, chiếm 32% tổng dân số thế giới trong độ tuổi trưởng thành. Tại Việt Nam, hơn 3 triệu khách hàng đang sử dụng dịch vụ này, tốc độ tăng trưởng 20%-30%, cùng với khoảng 14-15 triệu giao dịch được thực hiện hằng tháng với tổng giá trị hàng ngàn tỉ đồng.

Lợi thế để cạnh tranh

Chị Nguyễn Thị Hà - nhân viên văn phòng ở quận 1, TP HCM - cho biết: “Một năm nay, tôi thường thanh toán hóa đơn tiền điện, nước và internet qua Mobile Banking. Quá trình thanh toán rất tiện lợi, NH gửi tin nhắn cung cấp OTP (mã xác thực một lần) nên tôi không quá lo lắng về bảo mật. Dịch vụ này được tính phí chung với Internet Banking nên không phải trả thêm phí”.

Ở Việt Nam, Mobile Banking ra đời từ năm 2010, sau dịch vụ Internet Banking vài năm, đến nay đã có khoảng 32 NH thương mại triển khai. Qua thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng), người dùng có thể thực hiện nhiều tính năng như: chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, gửi và tất toán tài khoản tiền gửi trực tuyến, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình cáp hoặc mua vé máy bay… Một số NH còn tăng cường các công cụ tiện ích: hỗ trợ tính lãi tiền gửi, lãi vay, chuyển đổi tỉ giá nhanh chóng và dễ dàng. Theo các NH, đây là công cụ tiện ích quan trọng không thể thiếu với một NH hiện đại và là một lợi thế cạnh tranh để giữ chân khách hàng.

 

Mobile Banking rút ngắn thời gian giao dịch cho người dùng Ảnh: Hoàng Triều
Mobile Banking rút ngắn thời gian giao dịch cho người dùng Ảnh: Hoàng Triều

 

Dù mới triển khai từ đầu tháng 3-2015, NH TMCP Sài Gòn đã có trên 5.000 khách hàng đăng ký dùng Mobile Banking. Tại NH TMCP Bản Việt (VietCapital Bank), ứng dụng Mobile Banking được triển khai từ tháng 1-2014, đến cuối tháng 3-2015 đã có hơn 32% khách hàng cá nhân sử dụng trên điện thoại di động và máy tính bảng dùng hệ điều hành Android 4.0, iOS 5.0 trở lên. Chỉ riêng 3 tháng đầu năm nay, giá trị giao dịch tăng 25% so với cuối năm ngoái. NH TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng đã có khoảng 30.000 khách hàng đăng ký sử dụng Mobile Banking.

Để cạnh tranh, một số NH bắt đầu mở rộng các dịch vụ thanh toán và các tiện ích gia tăng dành cho khách hàng. Mobile Banking sẽ mở rộng khả năng thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép khách hàng mua sắm mà không cần phải quẹt thẻ như: mPOS, ví điện tử… cùng một số tiện ích phi tài chính: giải trí (dự đoán bóng đá, game, đọc tin tức...), trao đổi thông tin, chia sẻ hình ảnh, âm thanh, chat trực tuyến trên nền công nghệ OTT.

“Ở khía cạnh này, Mobile Banking đã thoát ra khỏi khuôn khổ của một sản phẩm NH điện tử thông thường để trở thành một ứng dụng tiện ích, rút ngắn thời gian giao dịch cho người dùng” - đại diện LienVietPostBank nhận xét.

Chú trọng bảo mật

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ di độngđiện thoại thông minh, máy tính bảng là cơ hội để Mobile Banking phát triển. Theo số liệu của Tổ chức Viễn thông quốc tế, hiện có hơn 5 tỉ người dùng điện thoại di động. Trong đó, hơn 41% người dùng điện thoại thông minh để thực hiện các tương tác xã hội, tìm hiểu thông tin sản phẩm…

Ông Kris Werner - Giám đốc Khối Dịch vụ tài chính cá nhân và Quản lý tài sản HSBC Việt Nam - cho rằng sự phát triển của Mobile Banking đã cung cấp cho khách hàng một kênh tiếp cận và giao dịch thuận lợi hơn với NH. HSBC đã triển khai đầu tư các chuẩn công nghệ tối ưu về bảo mật hệ thống nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng giao dịch trực tuyến.

“Với ứng dụng duy nhất, người dùng có thể giao dịch tại nhiều nước khác nhau bằng cách đăng nhập tài khoản HSBC tại nước đó, tích hợp chức năng định vị GPS để tìm kiếm máy ATM/chi nhánh…” - ông Kris Werner phân tích.

Theo các NH, bảo mật được ưu tiên đầu tư khi các vụ đánh cắp tài khoản, tiền thanh toán giao dịch qua mạng ngày càng gia tăng. Đa phần ứng dụng Mobile Banking đều được các NH thương mại tích hợp công nghệ cao với phương thức xác thực 2 lớp: mật khẩu và OTP. Chỉ khi xác nhận đúng cả 2 thông tin này, giao dịch mới thành công. Tại VietCapital Bank, tất cả giao dịch của khách hàng ngay khi thực hiện sẽ lập tức được mã hóa trên đường truyền về hệ thống.

Ngoài ra, ứng dụng còn được sử dụng kỹ thuật định danh thiết bị. Khi đăng nhập lần đầu trên một thiết bị mới, khách hàng đều phải thực hiện đầy đủ các bước kích hoạt hệ thống bằng mã OTP được gửi đến số điện thoại đăng ký ban đầu. Khách hàng có thể sử dụng ứng dụng trên nhiều thiết bị nhưng chỉ được thực hiện một giao dịch trên thiết bị duy nhất.

 

Khóa ngay dịch vụ nếu mất điện thoại

Theo HSBC, để an toàn khi dùng Mobile Banking, khách hàng nên cân nhắc khi truy cập các trang tin điện tử có nguy cơ nhiễm virus, cài phần mềm chống virus có bản quyền, đổi mật khẩu thường xuyên để tránh bị rò rỉ hoặc tránh dùng mật khẩu dễ đoán như ngày tháng năm sinh, số điện thoại, tên của con, tên vật nuôi... Không dùng phần mềm bẻ khóa vì có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của thiết bị và các phần mềm hợp pháp khác đã được cài đặt trên thiết bị. Không viết tên mật khẩu ra giấy hoặc ghi chép dưới hình thức khác.

LienVietPostBank cũng khuyến cáo khách hàng không cung cấp thông tin về cá nhân và dịch vụ trên các bài viết, thông tin trúng thưởng được chia sẻ hay gửi qua ứng dụng chat, Facebook. Trong trường hợp bị mất điện thoại di động, khách hàng cần thông báo ngay cho NH để khóa dịch vụ.

 

Thái Phương

Viết bình luận

Công bố nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Công bố nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Thời sự 21:41

(NLĐO) - Chiều 26-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Yên Bái có kết quả điều tra ban đầu về vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái

Sắc màu dân tộc tại Lễ hội ẩm thực “Non sông thống nhất”

Sắc màu dân tộc tại Lễ hội ẩm thực “Non sông thống nhất”

Video 21:36

(NLĐO) - Lễ hội ẩm thực “Non sông thống nhất” diễn ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn từ ngày 26-4 đến 1-5, quy tụ trên 50 gian hàng với 149 món bánh truyền thống ở 3 miền.

TP HCM: Bến xe, sân bay tấp nập trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5

TP HCM: Bến xe, sân bay tấp nập trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5

Video 21:35

(NLĐO) - Chiều tối 26-4, hàng loạt các phương tiện giao thông đổ dồn về cửa ngõ phía Tây; không xảy ra tình trạng "thất thủ" tại sân bay, bến xe ở TP HCM.

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỉ đồng

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỉ đồng

Kinh tế 20:41

(NLĐO)- Theo quyết định vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỉ đồng

Mạo danh Công ty mua bán nợ Việt Nam để lừa đảo "thu hồi vốn"

Mạo danh Công ty mua bán nợ Việt Nam để lừa đảo "thu hồi vốn"

Thời sự 20:32

(NLĐO)- Ngày 26-4, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (Bộ Tài chính) đã phát đi cảnh báo hành vi mạo danh doanh nghiệp này để lừa đảo

“Phù phép” nhiều giấy tờ đất giả, nguyên phó chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị khởi tố

“Phù phép” nhiều giấy tờ đất giả, nguyên phó chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị khởi tố

Thời sự 20:27

(NLĐO) - Nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang đã ký nhiều giấy tờ đất giả, đứng tên chuyển nhượng nhằm tiếp tay cho cấp dưới mang đi cầm cố, vay tiền để trả nợ.