07/08/2014 15:15

Ai đang đe dọa Samsung?

(ictworld.vn) - Với doanh thu sụt giảm, lần đầu tiên ngôi vị đứng đầu ngành di động của gã khổng lồ Samsung bị đe dọa.

Lý do của sự sụt giảm này có thể có nhiều nguyên nhân nhưng rõ ràng nhất có thể thấy đó là sự chậm chân trong cải tiến thiết kế và mối đe dọa từ các nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc.

Lei Jun - người sáng lập Xiaomi, một công ty di động nhanh chóng vượt mặt Samsung để trở thành hãng có doanh số cao nhất tại thị trường Trung Quốc. Nguồn: New York Times

Lei Jun - người sáng lập Xiaomi, một công ty di động nhanh chóng vượt mặt Samsung để trở thành hãng có doanh số cao nhất tại thị trường Trung Quốc. Nguồn: New York Times

Hôm thứ hai tuần này, một báo cáo từ Canalys cho thấy Xiaomi - một hãng công nghệ Trung Quốc - đã qua mặt Samsung để trở thành kẻ đứng đầu thị trường nước này, cùng lúc chiếm luôn ngôi vị hãng sản xuất smartphone lớn thứ năm trên thế giới. Đây là một tin đáng e ngại cho Samsung, nhất là ngay sau khi hãng này công bố doanh thu quý vừa rồi bị sụt giảm. Chỉ mới một năm trước, Samsung đã trở thành “vị vua” của ngành di động, với các sản phẩm bán chạy tràn ngập trên tất cả các phân khúc. Nhưng nay, vắng bóng các đột phá công nghệ đáng kể, chật vật với tiếng xấu về thiết kế rẻ tiền và đặc biệt là phải đối phó với một làn sóng các đối thủ đến từ Trung Quốc như Xiaomi, Samsung đang đứng trước khả năng bị soán ngôi.

Điềm xấu

Tin Samsung công bố sụt giảm doanh số đã làm nhiều người ngạc nhiên. Bởi lẽ thị trường di động - “cần câu cơm” lớn nhất của Samsung - vẫn còn có thể phình lên 23% chỉ trong năm qua. Tuy nhiên doanh số di động của Samsung lại giảm trong quý vừa qua, trong khi doanh số của Apple lại vẫn tăng. Điều này dẫn đến sự sụt giảm doanh thu của Samsung lên đến 15% so với cùng kỳ năm ngoái, và đó là điều rất đáng lo ngại.

Bạn có thể tự hỏi tại sao một công ty sản xuất đủ loại sản phẩm từ điện lạnh gia dụng, TV,...đến máy tính như Samsung lại phải lo ngại khi chỉ một phân khúc là sản phẩm di động bị thụt giảm? Thực tế Samsung là một hãng công nghệ khá đặc biệt. Bằng cách tự sản xuất gần như tất cả các linh kiện, có thể tự sản xuất các sản phẩm smartphone và tablet cho chính họ mà không cần phải dựa dẫm đến các hãng khác. Nhờ thế, Samsung có thể dễ dàng tạo ra các sản phẩm có giá thành rất cạnh tranh so với các hãng như Apple, cùng lúc Samsung lại có khả năng tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm khác nhau nhắm vào nhiều mức giá, nhiều thị trường khác nhau. Nhưng nay chính bộ máy sản xuất chỉn chu này của Samsung quay lại làm hại hãng này. Khi doanh số di động giảm, tạo ra một hiệu ứng domino, kéo theo doanh số giảm sút ở tất cả các phân khúc sản xuất linh kiện có liên quan, bao gồm bộ nhớ, màn hình, vân...vân… Hiệu ứng đó cho thấy dấu hiệu của thời kỳ khủng hoảng trong tương lai, tương tự như những gì đã từng xảy ra với Blackberry và Nokia.

Bộc lộ điểm yếu

Nếu truy từng lý do để chê trách Samsung thì có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đầu tiên đến vấn đề về thiết kế. Trong giới di động, Samsung khét tiếng với phong cách thiết kế và sử dụng chất liệu rẻ tiền. So với các đối thủ đã lựa chọn phong cách thiết kế tinh tế, sử dụng kim loại và kính như Apple và HTC, các sản phẩm toàn làm bằng vỏ nhựa của Samsung có phần thô thiển. Thậm chí nếu so với các sản phẩm di động sử dụng vỏ nhựa của Motorola hay Lenovo, thiết kế sản phẩm của Samsung vẫn có phần thua thiệt. Tiếng xấu về thiết kế này lan ra cả việc thiết kế giao diện phần mềm Android. Tuy vậy Samsung vẫn chủ quan vì đã khá “yên vị” với vị trí đứng đầu doanh số ngành di động nên không có nhều nỗ lực để thay đổi tiếng xấu này. Hứa hẹn đột phá trên dòng smartphone Galaxy S5 hóa ra chỉ đơn giản là một bề mặt vỏ nhựa xốp lốm đốm, nhanh chóng bị so sánh với hình ảnh …băng keo cá nhân!

Tuy vậy mối hiểm họa lớn nhất của Samsung không phải chỉ đơn thuần là tiếng xấu về thiết kế mà ngay trong phân khúc các sản phẩm tầm trung và tầm thấp. Ở phân khúc này, Samsung đã gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt bởi rất nhiều tên tuổi đến từ Trung Quốc. Những hãng này đã bắt đầu đuổi kịp trong cuộc đua về cấu hình và tính năng sản phẩm, trong khi sẵn sàng bán ra với cái giá vô cùng thấp, đôi khi là sát với giá thành sản xuất.

Định dạng các đối thủ Trung Quốc

Các công ty sản xuất thiết bị di động Trung Quốc mà Samsung đang phải đối mặt có khá nhiều điểm chung. Hầu hết đều có thể tận dụng hệ thống sản xuất hàng loạt vốn đã có sẵn tại các nhà máy Trung Quốc, cho phép họ có thể tạo ra các thiết bị có cấu hình cao nhất trên thị trường với chi phí tối ưu nhất. Thứ hai là các hãng này có thể bán ra các sản phẩm của họ với những cái giá thấp hơn rất nhiều so với Samsung. Khi mà tiến bộ công nghệ của ngành di động đang có phần chậm lại và các dịch vụ, tính năng Samsung cung cấp không hấp dẫn được người dùng thì không có gì ngăn người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm Trung Quốc với cùng cấu hình mà lại có giá rẻ hơn.

Nổi bật nhất trong các hãng di động Trung Quốc có lẽ là Huawei - một cái tên đã khá là quen thuộc trong giới công nghệ. Huawei là hãng công nghệ Trung Quốc đi đầu trong việc tấn công vào các phân khúc sản phẩm giá rẻ. Đặc biệt, với tính chất là một nhà sản xuất, hãng này đứng đằng sau việc cung cấp các thiết bị di động gắn nhãn của các hãng cung cấp dịch vụ mạng. Đó là các thiết bị không tên, có cấu hình tương đối, bán kèm theo các gói cước dịch vụ nhà mạng. Tuy chiến thuật này giúp Huawei bán ra rất nhiều thiết bị di động nhưng danh tiếng của họ không mấy nổi bật trong giới người tiêu dùng phổ thông. Năm 2013, hãng này cho thấy nhiều động thái để thoát khỏi hình ảnh này, liên tục tung ra nhiều dòng sản phẩm chủ đạo và tăng cường quảng bá. Đến năm 2014, Huawei đã có thể tăng gấp đôi doanh số smartphone lên 20,3 triệu máy, trở thành hãng di động có doanh số cao thứ ba trên thế giới, đuổi theo sát Samsung (hiện đứng thứ hai sau Apple).

Xiaomi lại chọn một phương thức khác với Huawei. Cách thiết kế sản phẩm, tính năng, công nghệ, lẫn quảng bá của Xiaomi là một bản sao chắp vá của Apple và các hãng công nghệ phương Tây nhưng không có nghĩa là Xiaomi đã không vận dụng những mánh “copy” này một cách hiệu quả. Với một phiên bản hệ điều hành Android riêng biệt mang tên MIUI, Xiaomi có thể cung cấp cho người dùng nhiều tiện ích và dịch vụ độc đáo như dịch vụ coi phim, nghe nhạc và lưu trữ đám mây miễn phí. Hàng loạt các chiến dịch quảng bá, chăm sóc khách hàng, cộng với chuỗi cửa hàng bán lẻ,... nhằm nâng tầm hình ảnh của hãng này. Trong khi đó, các sản phẩm của hãng này được bán ra với giá chỉ bằng chi phí sản xuất, khiến chúng rẻ đến mức khó tin. Để bù đắp, Xiaomi chỉ bán ra một smartphone duy nhất trong 1 năm, để có thể tạo thời gian cho giá thành sản xuất đi xuống. Hãng này cũng kiếm lợi nhuận rất nhiều từ việc bán ra các tiện ích và dịch vụ. Nói một cách đơn giản, Xiaomi có thể cung cấp người dùng những gì Samsung có và hơn thế nữa. Từ đó, Xiaomi phát triển với một tốc độ đáng sợ, từ một tên tuổi nhỏ nay đã trở thành hãng công nghệ di động có doanh số cao nhất tại Trung Quốc, cùng lúc tạo ra một lượng fan hâm mộ khổng lồ cả trong lẫn ngoài nước. Có thể phong cách bắt chước của Xiaomi sẽ gặp rắc rối khi họ tìm cách vươn ra thị trường quốc nhưng tại thị trường khổng lồ Trung Quốc, Xiaomi sẽ một bức tường gần như không thể vượt qua đối với Samsung.

Samsung vẫn có cơ hội

Tuy sẽ rất khó khăn nhưng không có nghĩa là Samsung không có cơ hội giữ vững ngôi vị của họ. Samsung đã và đang có nhiều nỗ lực vượt qua các điểm yếu của mình, trong đó có việc tìm kiếm nguyên liệu mới cho thiết kế sản phẩm. Rất có thể mẫu Galaxy Note 4 dự đoán sẽ được công bố vào ngày 3-9 tới sẽ là sản phẩm đầu tiên cho thấy sự thay đổi của Samsung. Dĩ nhiên cũng đừng quên các thể loại sản phẩm mới như đồng hồ thông minh, nơi Samsung sở hữu rất nhiều công nghệ độc đáo vẫn chưa được vận dụng rộng rãi như màn hình cong. Tuy nhiên điều quan trọng nhất Samsung cần phải tung ra một sản phẩm smartphone thực sự được gọi là “đột phá”, với chất lượng vượt hơn cả Apple, để khẳng định vị thế mà họ chiếm được trong những năm qua.

Xuân Hạo
Cẩn trọng với những chiêu trò lừa đảo dịp cận Tết

Cẩn trọng với những chiêu trò lừa đảo dịp cận Tết

Lao động 09:13

(NLĐO) - Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người lao động cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Những điểm mới của Luật Công đoàn doanh nghiệp cần lưu ý

Những điểm mới của Luật Công đoàn doanh nghiệp cần lưu ý

Lao động 09:06

(NLĐO) - Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn 2024, sẽ thay thế Luật Công đoàn 2012 hiện hành.

Ukraine nhận được 1 tỉ USD nhờ tài sản đóng băng của Nga

Ukraine nhận được 1 tỉ USD nhờ tài sản đóng băng của Nga

Quốc tế 09:04

(NLĐO) - Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal cho biết khoản tiền 1 tỉ USD đã được Mỹ chuyển giao cho Ukraine và mới là đợt đầu tiên trong gói vay 20 tỉ USD.

Những điều cần biết về giao thông từ ngày 1-1-2025

Những điều cần biết về giao thông từ ngày 1-1-2025

Bạn đọc 09:00

Trẻ em không được ngồi cùng hàng ghế với tài xế, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm, tăng độ tuổi tối đa của người lái xe… là những quy định có hiệu lực từ 2025

Nợ thuế bao nhiêu bị hoãn xuất cảnh?

Nợ thuế bao nhiêu bị hoãn xuất cảnh?

Kinh tế 09:00

Nhiều ý kiến trái chiều về dự thảo ngưỡng nợ thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp

VIDEO: Xóm đạo, nhà thờ ở TP HCM lung linh trong đêm Giáng sinh

Video 08:58

(NLĐO) – Ánh đèn lung linh thắp sáng các Thánh đường và xóm đạo trong đêm Giáng sinh tại TP HCM thu hút người dân đến chiêm ngưỡng

Đan Mạch chi mạnh sau khi ông Trump “để mắt” tới Greenland

Đan Mạch chi mạnh sau khi ông Trump “để mắt” tới Greenland

Quốc tế 08:54

(NLĐO) - Bộ trưởng Quốc phòng Troels Lund Poulsen cho biết Đan Mạch sẽ chi hơn 1,5 tỉ USD để bảo vệ Greenland sau tuyên bố của ông Donald Trump.