Lấy bằng sáng chế ở Mỹ khó cỡ nào?

Có tới 86-90% đơn xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ bị từ chối và thời gian chờ đợi để được xét duyệt cấp bằng sáng chế cũng ngót ngét 3 năm.

Mặc dù xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ vừa đứng trước nguy cơ cao bị từ chối, vừa tốn một khoản chi phí không nhỏ và mất thời gian chờ đợi, nhưng bằng sáng chế tại Mỹ luôn là một trong những bằng sáng chế "danh giá" nhất mà các nhà khoa học, phát minh hay các công ty mong muốn có được. Vì, bằng sáng chế tại Mỹ không chỉ giúp sản phẩm, phát minh của các tổ chức, cá nhân được bảo hộ tại quốc gia này mà còn là cơ sở tham chiếu có giá trị trong trường hợp cần đăng ký sáng chế tại một quốc gia khác.

Tuy nhiên, dữ liệu thống kê từ các công ty luật tại Mỹ cho thấy để được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, các tổ chức, cá nhân không chỉ phải chờ đợi trong khoảng thời gian dài, khoảng 30 tháng, mà còn đứng trước nguy cơ bị từ chối khá cao, thông thường tỷ lệ này là 86-90% tùy từng lĩnh vực. Trong đó, theo PatentPC, thiếu tính hữu dụng là một trong 9 lý do phổ biến khiến các đơn xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ bị từ chối. Một sáng chế hay phát minh của một tổ chức, cá nhân chỉ được cấp bằng sáng chế khi Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) – văn phòng cấp bằng sáng chế khắt khe nhất thế giới, xác định được tính hữu dụng của sáng chế, phát minh đó.

Lấy bằng sáng chế ở Mỹ khó cỡ nào?- Ảnh 1.

Với tính hữu dụng cao, Hệ thống máy học tự động tách và phân loại tài liệu, hiện được ứng dụng trong hai sản phẩm tự động hóa akaBot Vision và UBot Invoice của FPT, đã được USPTO cấp bằng sáng chế sớm hơn 7 tháng so với thời gian quy định.

Mới đây, Hệ thống máy học (Machine Learning) tự động tách và phân loại tài liệu của FPT đã trở thành một trong số ít phát minh có thời gian xét duyệt và cấp bằng sớm trước 7 tháng so với thời gian quy định của USPTO. Phát minh này của FPT được xếp loại bằng sáng chế hữu ích (Utility Patent). Hệ thống máy học tự động tách và phân loại tài liệu của FPT có khả năng tự động triển khai và xử lý đa dạng tài liệu đầu vào như: hóa đơn mua bán, hóa đơn thuế, phiếu đóng gói hàng hóa, chứng từ giao hàng, hợp đồng... để tách và phân loại thành một hoặc nhiều tài liệu phụ có nội dung riêng biệt. Hiện Hệ thống này được FPT ứng dụng trong hai sản phẩm tự động hóa akaBot Vision và UBot Invoice hỗ trợ xử lý thông minh tới 300-400 bộ tài liệu/ngày trong các quy trình nghiệp vụ cho hơn 1.500 khách hàng. Bên cạnh đó, cộng hưởng với công nghệ lõi RPA của akaBot, phát minh này giúp giảm thời gian tách và phân loại dữ liệu từ 15 phút xuống 5-10 giây cho một bộ tài liệu. Đây là những yếu tố hàng đầu giúp sáng chế của FPT đạt được tiêu chí "hữu ích" USPTO.

Lấy bằng sáng chế ở Mỹ khó cỡ nào?- Ảnh 2.

Theo chia sẻ của đại diện FPT, việc được cấp bằng sáng chế tại quốc gia tiến tiến như Mỹ đã góp phần chứng minh các giải pháp công nghệ Made by FPT đáp ứng các tiêu chuẩn cao cấp về công nghệ toàn cầu.

Trước đó, năm 2022, FPT cũng đã được USPTO cấp bằng sáng chế về Công nghệ xử lý đám mây điểm 3D (3D PointCloud) nhằm thực hiện các tác vụ trong lĩnh vực thị giác máy tính 3D (3D computer vision), ví dụ như nhận dạng vật thể trên hình ảnh 3D. Sáng chế này giúp cải thiện độ chính xác trong huấn luyện AI nhận diện vật thể từ 1 góc chụp hình nhờ cơ chế tăng cường hiệu suất tính toán, phân tách đặc trưng của vật thể từ đó giúp dễ dàng tạo ra các giải pháp công nghệ có tính ứng dụng cao. Đồng thời, với cách huấn luyện AI này, lượng dữ liệu đầu vào cần ít hơn so với các cách làm trước đó, tiết kiệm nguồn lực đáng kể.

Không chỉ có bằng sáng chế tại Mỹ, tại Nhật Bản, FPT cũng đã được tổ chức Japan Patent Office (JPO) cấp bằng phát minh sáng chế AI cho Công nghệ nhận diện và xử lý dữ liệu hình ảnh. Công nghệ này có thể được áp dụng không chỉ trong bài toán ước lượng mật độ đối tượng (bao gồm con người, phương tiện giao thông...) mà còn cho nhiều bài toán khác trong lĩnh vực thị giác máy tính. Bằng sáng chế này của FPT được công nhận trên toàn lãnh thổ Nhật Bản và công ty cũng đang xem xét bổ sung hồ sơ để mở rộng phạm vi bảo hộ tại Mỹ và Châu Âu, nơi công nghệ này đang và sẽ tiếp tục được ứng dụng trong nhiều sản phẩm thương mại.

Những bằng sáng chế trên đã giúp FPT tiếp tục khẳng định chất lượng nghiên cứu và tính sáng tạo của các giải pháp độc quyền do công ty phát triển nhưng ở một khía cạnh khác, đây cũng chính là tài sản vô hình vừa giúp công ty gia tăng giá trị, vị thế dẫn đầu trên thị trường vừa nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Vì bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn phát triển sản phẩm, dịch vụ sử dụng một phần hay toàn phần công nghệ mà FPT đã được cấp bằng sáng chế tại các quốc gia Mỹ, Nhật Bản thì đều cần được sự chấp thuận của FPT. Hay nói cách khác, FPT có thể bán hay chuyển giao công nghệ từ bằng sáng chế.

Khánh An
Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.

AEON Việt Nam đẩy mạnh tuyển dụng và mở rộng quy mô năm 2025

AEON Việt Nam đẩy mạnh tuyển dụng và mở rộng quy mô năm 2025

Doanh nghiệp 11:11

AEON Việt Nam tiếp tục mở rộng mô hình bán lẻ, tuyển thêm 5.000 nhân sự trong năm 2025, tìm kiếm và đồng hành nhân tài địa phương phát triển sự nghiệp bền vững.

“Rinh xế mới, Xuân phơi phới” với mega livestream từ FE CREDIT

“Rinh xế mới, Xuân phơi phới” với mega livestream từ FE CREDIT

Sản xuất - Kinh doanh 15:10

Nắm bắt xu hướng livestream đang bùng nổ, từ nay đến hết tháng 12-2024, FE CREDIT triển khai 2 chuỗi livestream hấp dẫn.