Những câu hỏi này kích thích Tom Butler – Bowdon, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phát triển cá nhân, đã bỏ ra sáu năm để nghiên cứu, đọc và phân tích những tấm gương doanh nhân thế giới để tích hợp các đặc điểm thường thấy ở người thành công.
Những tóm tắt dưới đây chỉ nêu ra một phần nhưng có thể thúc đẩy bạn tự khám phá một số nguyên tắc của người thành công.
Thành công đích thực
Mục tiêu phấn đấu của Albert Einstein là: “Đừng cố gắng theo đuổi sự thành công, hãy trở thành người có giá trị.” Vì thế, chúng ta sẽ không bao giờ có được thành công thật sự nếu thất bại trong việc làm một con người. Khả năng cho nhận yêu thương, biết lắng nghe và ham học hỏi đều vô cùng cần thiết cho hạnh phúc của chính mình.
Thành công không phải là một sự kiện hay một kết quả riêng biệt mà là sự biểu hiện của cái tốt đẹp nhất ẩn chứa bên trong bạn. Một khi nhân cách cũng như khả năng của bạn được thể hiện trọn vẹn và cao quý nhất thì lúc đó bạn đang trở thành người có giá trị. Và khi bạn càng có giá trị với nhiều người thì thành công sẽ song hành như hình với bóng.
Lạc quan
Lạc quan là một sức mạnh. Đây là một tính cách được tất cả những doanh nhân khám phá từ những khó khăn. Nelson Mandela, Abraham Lincoln, Henry Ford đều thừa nhận rằng điều giúp họ vượt qua những thời gian khắc nghiệt chính là khả năng tập trung vào những suy nghĩ tích cực.
Ngay cả những nhà lãnh đạo tài ba cũng có một khả năng khác thường trong việc đối mặt với những thử thách khó khăn và từ đó mới có câu: sự lạc quan cứng rắn. Bên cạnh đó, những người lạc quan thường có khuynh hướng thành công đơn giản không chỉ vì họ tin rằng mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp mà bởi vì việc duy trì niềm tin vào sự thành công khiến họ nổ lực hơn nữa.
Một mục đích, mục tiêu hay tầm nhìn rõ ràng
Thành công đòi hỏi một sự tập trung cố gắng. Phần lớn mọi người phân tán năng lượng cho quá nhiều việc và do đó không thành công trong bất cứ việc gì. Orison Swett Marden từng nói: “Thế giới không đòi hỏi bạn vừa làm luật sư, bộ trưởng, bác sĩ, nông dân, nhà khoa học hay thương gia. Và cũng không ra lệnh cho bạn phải làm gì, nhưng đòi hỏi bạn phải là một bật thầy trong việc bạn đang làm.”
Do đó để thành công, bạn phải có mục tiêu cao hơn để bền bỉ theo đuổi việc thực hiện ước mơ.
Nhiệt huyết
Bạn sẽ dễ dàng thành công trong bất kỳ việc gì nếu bạn luôn duy trì sự nhiệt tình vô hạn. Điều hiếm thấy mà chỉ có ở những thiên tài là những năm tháng phấn đấu để giải quyết một vấn đề hay tìm ra cách thể hiện hoàn hảo cho một ý tưởng.
Khi dấn thân vào một công việc khó khăn, bạn có cơ hội để hiểu thêm về bản thân mình, điều mà sự nhàn rỗi sẽ không bao giờ giúp bạn khám phá ra. Ngoài ra, một quy luật của sự thành công là một khi đã đạt được sẽ có thể tạo ra một bệ phóng cho những thành công khác. Như câu châm ngôn “không có gì thành công như đạt được thành công.”
Sự kỷ luật
Thành công lâu dài được xây dựng trên tính kỷ luật, sự ý thức mà bạn phải tự đặt ra cho mình và tuân thủ nó. Cựu Tổng Thống Mỹ Thomas Jefferson từng nói: “Về vấn đề phong cách, hãy bơi thuận dòng nước. Đối với các vấn đề về nguyên tắc, hãy trụ vững chắc như một hòn đá.”
Đọc nhiều
Hãy nhìn vào những thói quen của người thành công và bạn sẽ thấy họ thường là những người đọc rất nhiều. Trong đó, bước ngoặt quan trọng là khi thói quen ham học hỏi bước vào cuộc đời của họ.
Nếu bạn có thể đọc về những thành công của người bạn ngưỡng mộ, bạn sẽ nâng cao tầm hiểu biết của chính mình vì thành công thường để lại những manh mối. Và việc đọc sách là cách tốt nhất để phát hiện những manh mối đó.
Sự tò mò va khả năng học hỏi vô cùng quan trọng để đạt được thành công vì nhà lãnh đạo thường là người đọc nhiều sách. Dale Carnegie hướng dẫn những người có xuất phát điểm không tốt là nếu muốn nhảy cóc để phát triển thì bạn nên đọc nhiều sách.
Đ.Lộc