Đồng tiền khôn
09/07/2015 09:07

Hai cuộc “hôn nhân sóng gió”

Đã hơn hai năm kể từ khi thông tin đầu tiên về cuộc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam (PNBank) vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) chính thức được cả hai bên xác nhận.

Ngày 11-7 tới Sacombank tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường, tiến tới “hôn nhân” với PNBank. Vẫn còn đó ngổn ngang bao câu hỏi về chất lượng tài sản của cả hai mà thị trường luôn ngóng được trả lời.

Dường như cổ đông Eximbank đến nay vẫn chưa thông tỏ ngọn ngành đối tác của mình, nếu có. Ảnh: MINH KHUÊ
Dường như cổ đông Eximbank đến nay vẫn chưa thông tỏ ngọn ngành đối tác của mình, nếu có. Ảnh: MINH KHUÊ

Bên “dang tay đón nhận”

Sáp nhập PNBank vào Sacombank sẽ tháo gỡ vấn đề cơ bản nào? Trước hết là để không còn sở hữu chéo, không còn vi phạm quy định cổ đông lớn và những người liên quan theo Luật các tổ chức tín dụng. Ngoài ra khi được tựa lưng vào một định chế tương đối mạnh như Sacombank, PNBank sẽ có cơ hội để xử lý nợ xấu - vốn là một “vết thương” đeo bám ngân hàng này nhiều năm nay.

Khi còn đứng một mình, PNBank luôn bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đốc thúc tái cơ cấu, giải quyết nợ xấu. Giống như các ngân hàng yếu kém, PNBank cần một cơ chế để “chữa bệnh” và “dưỡng sức”. Nhưng theo quy định pháp lý, chẳng có một cơ chế nào từ phía cơ quan quản lý để hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém trừ hỗ trợ thanh khoản để có nguồn chi trả các khoản tiền gửi của dân cư thông qua việc tái cấp vốn. Tái cấp vốn thường chỉ có thời hạn tối đa sáu tháng, sau thời gian đó tổ chức tín dụng phải tìm mọi cách trả lại cho NHNN và có thể xin tái cấp vốn mới.

Nam Á có sáp nhập với Eximbank? Sáp nhập ở mức độ nào? Hay đơn thuần đầu tư tài chính? Hay người Nam Á chỉ đại diện cho một số nhóm nhà đầu tư? Câu trả lời chỉ có sau ngày họp đại hội đồng cổ đông của cả hai, ngày 15-7 và 21-7.

Tuy nhiên, các ngân hàng thực hiện tái cơ cấu thì có cơ chế hỗ trợ. Và để chạm tay tới cơ chế hỗ trợ ấy, những cuộc hợp nhất, sáp nhập, bị NHNN mua lại với giá 0 đồng đã diễn ra.

Cơ chế hỗ trợ rất đa dạng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, thường là một gói các ưu đãi về thuế, về tín dụng, về nguồn vốn, thậm chí cả về nhân lực. Trong số các trường hợp đã tái cơ cấu mà thị trường nhận biết được, có những “ca” tái cơ cấu được cơ chế hỗ trợ kéo dài tới năm 2018.

Rồi đây khi về với Sacombank, bắt đầu từ quí 3-2015 trở đi, ngân hàng mới (vẫn giữ tên Sacombank) sẽ có báo cáo tài chính hợp nhất thêm phần của PNBank. Dẫu vậy, theo một quan chức NHNN, lộ trình xử lý các tồn tại ở PNBank vẫn tiếp tục và có thể vẫn phải khoanh vùng riêng để làm rõ.

Bên chưa tỏ ngọn ngành

Đầu tuần này Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) đã cử đại diện sang làm việc với Sacombank về khoản đầu tư chiếm tỷ lệ 9,8% cổ phần Sacombank của Eximbank. Tỷ lệ này chắc chắn sẽ giảm xuống khi PNBank sáp nhập vào. Cho đến giờ Eximbank chưa hé lộ bất cứ thông tin nào về khả năng thoái vốn khỏi Sacombank mới. Có thể Eximbank vẫn tiếp tục nắm giữ cho đến khi tìm được người nhận chuyển nhượng.

Bản thân Eximbank cũng đang là tâm điểm chú ý của thị trường khi vừa công bố sẽ họp đại hội đồng cổ đông vào ngày 21-7-2015 sau ba tháng trì hoãn để NHNN làm rõ chuyện sở hữu cổ phiếu của một số nhóm cổ đông. Lý do trì hoãn để làm rõ được ông Tô Duy Lâm, Giám đốc chi nhánh NHNN TPHCM, cho báo chí biết cách đây vài tuần. Ngoài việc thông báo ngày đại hội mới, trên trang web của Eximbank không công bố thêm thông tin gì mới.

Cuối tháng 3-2015 để chuẩn bị cho cuộc họp đại hội đồng cổ đông, Eximbank đã công bố danh sách ứng cử viên hội đồng quản trị gồm sáu người, trong đó có ba gương mặt mới là ông Trần Ngô Phúc Vũ có tỷ lệ cổ phiếu biểu quyết 10,03%, nguyên tổng giám đốc và nguyên thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Nam Á; ông Trần Ngọc Tâm, nguyên phó tổng giám đốc Nam Á, có tỷ lệ cổ phiếu biểu quyết 10,39%. Riêng ông Lê Minh Quốc không thấy nói rõ xuất thân từ đâu ngoài tỷ lệ cổ phiếu biểu quyết 10,22%.

Nguồn tin đáng tin cậy của chúng tôi cho biết danh sách các ứng cử viên hội đồng quản trị của Eximbank để đưa ra bỏ phiếu bầu vào ngày 21-7-2015 đã được NHNN phê duyệt (theo điều lệ Eximbank, năm nay hội đồng quản trị gồm 11 thành viên, kể cả 1 thành viên độc lập), trong đó có những cái tên chưa từng xuất hiện trong thành phần hội đồng quản trị Eximbank các nhiệm kỳ trước. Trước khi phê duyệt, bộ phận thanh tra giám sát của NHNN đã thanh tra Eximbank trong khoảng hai tháng để làm rõ liệu có sở hữu chéo giữa các nhóm nhà đầu tư.

Ngày 3-7-2015, Ngân hàng Nam Á có thông báo mời họp đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 15-7-2015 trên trang web, tức trước ngày họp của Eximbank một tuần. Thông báo mời họp không đi kèm bất cứ thông tin nào về lý do tổ chức họp bất thường.

Nhưng nội dung chương trình đại hội thì ghi: “thông qua việc miễn nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Nam Á nhiệm kỳ VI (2011-2016) của ông Nguyễn Quốc Toàn”. Chỉ có một nội dung ngắn gọn như vậy. Theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất quí 1-2015 của Nam Á, ông Nguyễn Quốc Toàn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Nam Á, được bổ nhiệm ngày 27-3-2014.

Quy mô của Nam Á rất nhỏ so với Eximbank (xem bảng). Nam Á cũng không phải ngân hàng có tiếng tăm về quản trị doanh nghiệp. Từ trước đó cho đến tháng 3-2015, thời điểm Eximbank công bố ứng cử viên hội đồng quản trị, Nam Á không hề có quan hệ sở hữu cổ phần của Eximbank.

Các nhóm nhà đầu tư nào đã dồn phiếu biểu quyết tổng cộng đến hơn 20% cổ phần Eximbank cho hai ứng cử viên xuất thân từ Nam Á nói trên trong một thời gian ngắn đến thế? Nên nhớ 20% cổ phần Eximbank theo thị giá cổ phiếu trên Hose hiện tại trị giá 3.460 tỉ đồng - khoản đầu tư không hề nhỏ cho dù là tiền tươi thóc thật hay tiền vay mượn đâu đó.

Nam Á có sáp nhập với Eximbank? Sáp nhập ở mức độ nào? Hay đơn thuần đầu tư tài chính? Hay người Nam Á chỉ đại diện cho một số nhóm nhà đầu tư? Câu trả lời chỉ có sau ngày họp đại hội đồng cổ đông của cả hai. Khác với cuộc “hôn nhân” PNBank - Sacombank, nơi Sacombank “thuận lòng dang tay” đón PNBank về, dường như cổ đông Eximbank đến nay vẫn chưa thông tỏ ngọn ngành đối tác của mình, nếu có.

Theo Hải Lý (TBKTSG)

Viết bình luận


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

Tài chính - Ngân hàng 15:07

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) hợp tác cùng Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) triển khai hai tính năng mới là "Đặt sân Golf" và "Thể thao - Giải trí" trên ứng dụng Vietbank Digital nhằm giúp tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của khách hàng với nhiều ưu đãi đặc quyền.