Doanh nghiệp
08/12/2022 08:48

Vì sao vẫn loay hoay với công nghệ đốt rác?

Do chi phí đầu tư, chi phí vận hành cao trong khi hiệu quả kinh tế thấp nên đến nay, cả nước vẫn chưa có nhà máy đốt rác phát điện công nghệ cao quy mô lớn nào vận hành thành công

Chủ trương của TP HCM đến năm 2025, tỉ lệ xử lý rác sinh hoạt và tái chế bằng công nghệ đốt đạt 80% và đến năm 2030 sẽ đạt 100%. Tuy nhiên, đến nay, TP HCM cũng như cả nước vẫn chưa có nhà máy đốt rác công nghệ cao quy mô lớn nào vận hành thành công. Chúng tôi đã phỏng vấn online ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) - chủ đầu tư dự án Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (TP HCM) và Khu Công nghệ Môi trường Xanh (tỉnh Long An) - để hiểu thêm về vấn đề này.

* Phóng viên: Là người có nhiều kinh nghiệm trong ngành xử lý chất thải, ông cho biết vì sao đến nay TP HCM vẫn chậm triển khai dự án đốt rác phát điện?

- Ông DAVID DƯƠNG: Từ nhiều năm nay, những nước phát triển đã vận hành các nhà máy đốt rác phát điện. Họ làm được điều này khi rác đã được phân loại tại nguồn. Trong đó, rác công nghiệp hoặc rác sinh hoạt hội đủ nhiều thành phần, chất dễ cháy và được phân loại riêng để phục vụ đốt rác phát điện. Trong khi đó, ở Việt Nam, rác thải bị trộn lẫn, chủ yếu là rác hữu cơ có độ ẩm hơn 60%. Với độ ẩm cao như vậy, khi đốt chắc chắn sẽ sinh ra nhiệt lượng thấp, không sản xuất được điện nhiều. Ngoài ra, chi phí vận hành cho nhà máy đốt rác là khá cao nhưng giá bán điện bị khống chế dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Cụ thể, giá bán điện từ rác ở Mỹ tính theo đồng USD được mua với giá trên 25 cent/KWh, trong khi ở Việt Nam giá bán điện chưa đến một nửa so với bên Mỹ. Bên cạnh đó, để đầu tư đúng, đầu tư đủ từ công nghệ tân tiến (thuộc nhóm G7) thì cần nguồn vốn rất lớn, lên đến vài trăm triệu USD. Do chi phí đầu tư, chi phí vận hành cao trong khi hiệu quả kinh tế thấp nên đến nay, cả nước vẫn chưa có nhà máy đốt rác phát điện quy mô lớn nào vận hành thành công.

Vì sao vẫn loay hoay với công nghệ đốt rác?  - Ảnh 1.

Ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS)

* Phải chăng việc nhà nước khuyến khích đầu tư công nghệ cao cho đốt rác phát điện nhưng lại khống chế giá khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc, trong đó có cả VWS? Theo ông, giải quyết bất cập này như thế nào?

- Không phải lấy rác đi đốt là công nghệ cao. Ở đây tiêu chí công nghệ cao phải được hiểu là công nghệ đó xử lý hiệu quả, bảo đảm an toàn, đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường và được tính toán chi phí, định giá xử lý phù hợp. Dĩ nhiên, theo yêu cầu của TP HCM, chúng tôi phải thay đổi công nghệ. Chúng tôi chưa nộp được dự án của mình. Chắc chắn chúng tôi sẽ không chọn công nghệ đốt 100%, thay vào đó, nghiên cứu chọn công nghệ đốt thành phần rác tái chế qua phân loại để phù hợp với chủ trương của thành phố. Những thành phần rác còn lại dùng để sản xuất nhiều sản phẩm có lợi nhất, như phân bón, đất sạch phục vụ nông nghiệp, điện và khí nén lỏng CNG… Công nghệ xử lý rác này vừa phù hợp với thành phần rác ở Việt Nam vừa đem lại rất nhiều lợi ích. Ví dụ điện cung cấp cho sinh hoạt; phân vi sinh bồi bổ cho cây cối, đất sạch trồng hoa màu góp phần cho nền nông nghiệp sạch và bền vững; khí nén lỏng CNG dùng cho các loại xe chạy bằng năng lượng sạch không xả khói và chất thải độc hại... Với cách làm này, việc triển khai dự án đốt rác mới đem lại hiệu quả kinh tế. Hiện tại, chúng tôi đang chọn công nghệ phù hợp với tiêu chí như nói trên. Trong vận hành công nghệ đốt rác, quan trọng nhất là xử lý khói thải. Nếu không kiểm soát được khói thải sẽ làm ô nhiễm môi trường.

Nếu vậy, rác trước khi đưa đi tái chế có cần được phân loại tại nguồn không? Bất cập là chương trình phân loại rác tại nguồn đã từng triển khai nhưng đến nay vẫn không có hiệu quả…

- Thật ra, rác tại TP HCM cũng như tại Việt Nam bước đầu đã hình thành phân loại tại nguồn. Tôi quan sát rất kỹ người tiêu dùng ít khi bỏ chai lọ, giấy, ni-lông vào thùng rác mà để dành bán ve chai. Nếu còn sót, người thu gom rác dân lập cũng đã lọc lựa, lấy đi những chai lọ, giấy, lon… còn lẫn trong rác. Khi rác đưa lên các xe vận chuyển về nhà máy xử lý thì công nhân đi thu gom cũng nhặt những phế liệu còn sót lại. Vì vậy, khi rác chuyển về nhà máy xử lý chỉ còn lại phần lớn rác hữu cơ và túi ni-lông. Do đó, rác của Việt Nam chủ yếu là hữu cơ, không có phế liệu để tái chế. Còn chương trình phân loại rác tại nguồn đã từng triển khai ở nhiều địa phương nhưng do thiếu phương tiện vận chuyển mà đến nay làm chưa triệt để và không thành công.

* Vậy ông có giải pháp nào cho việc xử lý rác hữu cơ, độ ẩm cao như đặc thù tại Việt Nam?

- Như tôi đã nói, không ai dùng công nghệ đốt để đốt rác hữu cơ vì đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Theo tôi, rác hữu cơ làm phân bón và đất sạch là tốt nhất. Còn đối với túi ni-lông lẫn trong rác, nên thu mua với mức giá phù hợp thì người đi thu gom rác sẽ lấy sạch các túi ni-lông trong rác. Chúng tôi cũng sẽ áp dụng công nghệ tái chế túi ni-lông thành nhiên liệu xăng dầu. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu mô hình này để áp dụng tại Việt Nam.

Đưa tỉ phú Mỹ về Việt Nam tìm cơ hội đầu tư?

Với vai trò Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt - Mỹ (VABA), ông David Dương cho biết đầu năm 2023, ông dự kiến đưa ông Douglas M. Leone - tỉ phú Mỹ, người đang nắm giữ một quỹ đầu tư khoảng 80 tỉ USD - về Việt Nam tìm hiểu để đầu tư vào những dự án của VWS và các dự án khác tại Việt Nam. Tại Mỹ, Công ty CWS của ông David Dương đang triển khai xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy và hạt nhựa chứ không phải nhà máy xử lý rác tái chế đơn thuần ở TP Oakland với công suất 600 tấn/ngày, vốn đầu tư khoảng 230 triệu USD, dự kiến xây dựng trong 26 tháng thì nhà máy có thể đi vào hoạt động

HỒNG THÚY thực hiện
từ khóa :
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.