28/03/2016 14:37

Gói 30.000 tỉ đồng lại nhận “tin dữ”

Mặc dù NHNN đã chính thức đề nghị Chính phủ gia hạn gói 30.000 tỉ đồng nhưng nhiều khách hàng vừa đón nhận tin vui đã vội buồn vì các “thông báo lạnh lùng” mà họ nhận được ngay sau đó.

Theo ghi nhận trên thị trường, hiện một số ngân hàng vừa có thông báo đến khách hàng về việc sẽ áp dụng lãi suất thỏa thuận sau ngày 1-6 nếu chưa có quyết định chính thức về việc gia hạn gói ưu đãi từ NHNN.

Các ngân hàng có lý do để đưa ra thông báo này, đầu tiên là do chưa có quyết định chính thức thì còn có lý do quan trọng hơn là gói cho vay này khả năng sẽ… hết tiền vào thời điểm 1-6.

Theo thông tin vừa được Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2016 diễn ra cuối tuần qua, NHNN đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho giải ngân hết gói 30.000 tỉ đồng.

Đến nay, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 29.000 tỉ đồng, đạt 99%. Ảnh: Lê Toàn
Đến nay, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 29.000 tỉ đồng, đạt 99%. Ảnh: Lê Toàn

Cùng tại phiên họp này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết Bộ đã có văn bản gửi NHNN và Chính phủ đề xuất kéo dài gói tín dụng 30.000 tỉ đồng cho đến khi thực hiện hết hạn mức này và Ngân hàng Nhà nước đã cơ bản thống nhất. Dự kiến, hết năm nay sẽ giải ngân xong gói 30.000 tỉ đồng.

Theo Thống đốc, đến nay đã ký kết hợp đồng tín dụng với số tiền là 29.600 tỉ đồng, trong đó đã giải ngân 21.000 tỉ đồng. Như vậy, giá trị đã ký kết hợp đồng đạt 99%, số giải ngân đạt 70% .

Điều này có nghĩa, trong gần 3 tháng còn lại (đến 1-6),  khả năng số vốn chưa giải ngân khoảng 9.000 tỉ đồng cũng khó khả năng còn tồn.

Theo tìm hiểu của Đầu tư Bất động sản, nhiều chủ đầu tư đang “tăng tốc” thi công với tiến độ 5 ngày/tầng để chạy đua với mốc thời gian 1/6, giúp khách hàng được giải ngân trọn vẹn gói vay trước giờ G.

Không nên gia hạn?

Trên thực tế, gói 30.000 tỉ đồng là gói tín dụng có ý nghĩa xã hội rất lớn, tuy nhiên do lần đầu tiên triển khai, nên có một số bất cập. Hai cơ quan có liên quan là NHNN và Bộ Xây dựng không ít lần phải ngồi với nhau tìm biện pháp tháo gỡ. Đây có thể là một lý do quan trọng mà NHNN muốn khoanh lại gói vay này.

Theo TS. Trần Du Lịch, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, tiếp tục thực hiện chương trình giải ngân gói 30.000 tỉ đồng là đúng, nhưng cần xem lại đối tượng “thu nhập nhấp”.

Theo TS Lịch, Nhà nước cần hướng đến việc xây dựng nhà ở xã hội để cho người thu nhập thấp thuê hơn là hỗ trợ cho mua nhà, để tránh việc lợi dụng gói 30.000 tỉ đồng và hỗ trợ không đúng đối tượng. Còn đối tượng đã được vay, trong hạn mức được vay, chưa giải ngân hết nên giải ngân tiếp và lãi suất nên duy trì mức ưu đãi như ban đầu. Vì trước đây, với lãi suất 5%/năm, khách hàng mới dám vay gói 30.000 tỉ đồng mua nhà, nếu giờ thay đổi giữa chừng thì khác nào làm khó người dân.

Ông Lịch cũng chỉ ra bất cập của gói 30.000 tỷ đồng, đó là việc thế chấp hai lần tài sản được hình thành trong tương lai. Cụ thể, khi triển khai dự án, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thế chấp dự án cho ngân hàng, thì không thể để cho người dân thế chấp tiếp vay vốn.

Theo đánh giá của một chuyên gia kinh tế, gói 30.000 tỉ đồng được Chính phủ đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức hơn 5%. Chính phủ chỉ đạo NHNN thông qua gói hỗ trợ kích cầu trường bất động sản ở phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp, nhằm khơi thông “cục máu đông” trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, thực tế, sau một thời gian triển khai, không chỉ người thu nhập thấp, mua nhà ở xã hội được hưởng lãi suất ưu đãi 5%/năm, mà nhiều đối tượng, kể cả mua nhà ở thương mại cũng được vay gói vốn này.

Vì thế, nếu gia hạn, theo các chuyên gia, cần xem xét đối tượng, cũng như phân khúc căn hộ khách hàng được vay mua gói 30.000 tỉ đồng, lãi suất ưu đãi.

Theo Thùy Vinh (Đầu tư Bất động sản)

Tin liên quan

Viết bình luận

Thủ tục cản nguồn cung bất động sản
17/8/2017 548 1k
Quỹ đất sạch khan hiếm, các thủ tục liên quan đến đền bù, giải tỏa và đóng tiền sử dụng đất cùng các thủ tục hành chính quá nhiêu khê khiến dự án bất động sản mới khó hoàn thành sớm theo mong muốn của chủ đầu tư.
Gần 700 triệu đồng mỗi m2 đất quanh phố Tây Hà Nội
13/8/2017 548 1k
Đất mặt tiền đường Hàng Cân, khá gần Tạ Hiện (nơi được mệnh danh là tâm điểm của phố Tây Hà Nội) mua bán 660 triệu đồng mỗi m2.
Các "ông lớn" đua nhau săn dự án
10/8/2017 548 1k
Thị trường bất động sản TP.HCM thời gian qua diễn ra cơn sóng ngầm về mua bán - sáp nhập (M&A) dự án bất động sản. Hầu hết các thương vụ đều rơi vào tay những doanh nghiệp có lợi thế về tài chính và năng lực triển khai.
Săn nhà nát làm ký túc xá mini cho thuê
9/8/2017 548 1k
Anh Võ thuê căn nhà cũ gần phố Tây Sài Gòn, chi hơn trăm triệu cải tạo, chào giá 100.000 đồng một đêm cho mỗi chỗ ngủ.
Nỗi lo của nhà đầu tư Nhật

Nỗi lo của nhà đầu tư Nhật

Các thủ tục liên quan đến giải tỏa đền bù, tiền sử dụng đất để có được sổ đỏ, nhiều quy định không rõ ràng, tiến độ dự án kéo dài… là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư Nhật lo lắng khi...