Các câu hỏi như “Tại sao người ta tạo ra một số lựa chọn bảo mật”, “Làm thế nào để các cộng đồng an ninh truyền tải các cách thực hành hiệu quả nhất?... Google đã đặt ra những câu hỏi với các nhóm về cách mà họ bảo vệ bản thân khi trực tuyến, nhằm so sánh sự phản ứng tương phản từ 2 nhóm để hiểu hơn về sự khác biệt đó. Bài nghiên cứu đã mang đến kết quả 2 cuộc khảo sát của 231 chuyên gia bảo mật, cùng 294 người dùng web thông thường khác.
Quản lý mật khẩu cẩn thận
Theo nghiên cứu của Google, tốp hành vi an toàn trực tuyến của chuyên gia an ninh: 1. Cập nhật phần mềm, 2. Sử dụng 1 mật khẩu độc nhất, 3. Sử dụng 2 bước xác minh, 4. Sử dụng mật khẩu đủ mạnh, 5. Sử dụng trình quản lý mật khẩu. Tốp hành vi an toàn trực tuyến của người dùng thường: 1. Sử dụng phần mềm diệt virus, 2. Sử dụng mật khẩu mạnh, 3. Thay đổi mật khẩu thường xuyên, 4. Chỉ ghé thăm những trang web quen thuộc, 5. Không chia sẻ thông tin cá nhân.
Quản lý mật khẩu cẩn thận là ưu tiên hàng đầu cho người dùng trực tuyến Ảnh: CTV
Rõ ràng, quản lý mật khẩu cẩn thận là ưu tiên cho cả 2 nhóm. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận lại không giống nhau. Các chuyên gia bảo mật sử dụng những trình quản lý mật khẩu là chủ yếu, các dịch vụ lưu trữ, đồng thời bảo vệ tất cả mật khẩu người dùng trong cùng một nơi. Các chuyên gia sử dụng trình quản lý mật khẩu nhiều gấp 3 lần so với người dùng không chuyên. Mặt khác, chỉ có khoảng 24% người dùng không chuyên sử dụng trình quản lý mật khẩu cho ít nhất một số tài khoản của họ, so với tỉ lệ 73% của các chuyên gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy do thiếu hướng dẫn về lợi ích của trình quản lý mật khẩu hoặc sự thiếu tin tưởng vào các trình này. Một người dùng không chuyên cho biết: “Tôi cố gắng ghi nhớ mật khẩu của tôi vì không ai giải mã được suy nghĩ của tôi”.
Cài đặt phần mềm cập nhật
35% chuyên gia và chỉ có khoảng 2% người dùng không chuyên cho rằng cài đặt phần mềm cập nhật là một trong những hành vi nhằm bảo đảm an ninh của họ. Các chuyên gia nhận ra lợi ích của những bản cập nhật mới. Trong khi người dùng không chuyên không hiểu rõ mà họ lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn của các bản cập nhật.
Trong khi đó, 42% người dùng không chuyên so 7% chuyên gia chia sẻ rằng việc chạy những phần mềm chống virus là 1 trong 3 việc đầu tiên họ làm để giữ an toàn trực tuyến. Các chuyên gia thừa nhận về lợi ích của những phần mềm chống virus nhưng vẫn bày tỏ những quan ngại rằng chúng có thể cung cấp cho người dùng cảm giác an toàn giả tạo vì đó không phải là một giải pháp chống đạn.
Vũ Phương