06/04/2020 08:45

Nhiều đề xuất mới về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động (BLLĐ) về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.

Bộ LĐ-TB-XH cho biết Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ); xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Tuy nhiên, việc triển khai nghị định này gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Chưa rõ cụm từ làm việc theo ca, ca liên tục; cách tính thời điểm và thời gian giảm giờ làm việc đối với NLĐ cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu; còn có cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng quy định về việc nghỉ sau nhiều ngày làm thêm, tính số ngày phép nếu ngày làm việc không đủ tháng… Một số tồn tại trên xuất phát từ các quy định trong BLLĐ 2012 (như quy định về giảm thời gian làm việc năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, nghỉ sau nhiều ngày làm thêm liên tục…

Nhiều đề xuất mới về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Ảnh 1.

Lao động lớn tuổi (bìa trái) tại Công ty TNHH Giày da Vĩnh Phong, quận Bình Tân, TP HCM

Từ thực tế này, Bộ LĐ-TB-XH đã đề xuất dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi gồm 3 chương, 15 điều. Trong đó có một số điểm đáng chú ý như: Bỏ quy định "Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 1 giờ đối với NLĐ cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu" để phù hợp với quy định mới tại khoản 2, điều 148 của BLLĐ; bổ sung quy định "Đối với trường hợp làm việc không trọn ngày quy định tại điều 32 của BLLĐ thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày".

Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất quy định cách tính cho các trường hợp áp dụng quy định làm việc không trọn ngày, trọn tuần hoặc ngày làm việc dưới 8 giờ, tuần làm việc dưới 48 giờ. Cụ thể: Nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 8 giờ trong ngày, thì số giờ làm thêm vẫn phải trả lương làm thêm nhưng không tính cộng vào tổng số giờ làm thêm trong ngày, trong tháng, trong năm; nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm từ trên 8 giờ đến 12 giờ trong ngày, thì số giờ vượt quá 8 giờ này phải trả lương làm thêm và cộng vào số giờ làm thêm trong ngày…


Tin-ảnh: T.Ngôn

Tin liên quan

Viết bình luận

Ổn định căn cơ đời sống người lao động
2 giờ trước 548 1k
Theo TS Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam), để ổn định đời sống người lao động, cần thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp
Tăng mức trợ cấp khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
2 giờ trước 548 1k
Mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được tăng lên 3,6 triệu đồng (hiện hành là 2,98 triệu đồng)
Không để công nhân thiếu việc làm
2 giờ trước 548 1k
Tìm kiếm đơn hàng để giữ việc làm cho người lao động đang là ưu tiên của nhiều doanh nghiệp
360 giáo viên tranh tài tại hội thi "Người ươm mầm"
6 giờ trước 548 1k
Sáng 1-4, Thành Đoàn TP HCM phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên thành phố (YES Center) tổ chức khai mạc hội thi "Người ươm mầm" lần III - 2023.