xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đâu dễ làm trưởng phòng nhân sự!

Lê Minh

Hỏi mãi anh bạn là giám đốc một doanh nghiệp đóng tại quận Bình Tân, TP HCM mới chịu nói lý do cho trưởng phòng nhân sự nghỉ việc.

Ai cũng biết cô trưởng phòng nhân sự kia là em vợ của giám đốc, từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng ở một số công ty là chỗ thân quen của gia đình. Lần gần nhất là cách đây 2 năm, cô thôi việc ở một ngân hàng và được anh rể mời ngồi vào ghế trưởng phòng nhân sự của công ty gia đình.

"Cô ấy đi học ở nước ngoài, từng làm việc ở nhiều nơi nên tôi cứ nghĩ cô ấy đủ năng lực để quản lý hơn 500 nhân sự của công ty. Nào ngờ, chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm mà tôi phải hầu tòa 14 lần và đều bị thua kiện. Chưa kể tôi phải điên đầu giải quyết cả trăm vụ khiếu nại, thắc mắc của người lao động" - anh bạn giám đốc kể lể sự tình.

Cô trưởng phòng nhân sự, em vợ của giám đốc, được ủy quyền ký hợp đồng lao động với nhân viên. Từ văn bản ủy quyền ấy, cô kỷ luật người này, sa thải người kia, chấm dứt hợp đồng với người nọ… Người cam chịu thì chấp nhận; người có chút hiểu biết thì thắc mắc, khiếu nại, kiện ra tòa. Mới đây, sau khi báo chí thông tin vụ một nhân viên của công ty bị điều chuyển lòng vòng, sau đó vô cớ bị chấm dứt hợp đồng, họ đăng nguyên xi các văn bản do cô trưởng phòng nhân sự "thừa ủy quyền" của giám đốc để ký. Chưa kể việc ký sai thẩm quyền thì các văn bản ấy còn khiến người ta giật mình và đặt câu hỏi: Vì sao một người kém hiểu biết như thế lại được giao trọng trách như vậy? Đơn cử, quyết định trả lời khiếu nại của nhân viên thì lại viện dẫn các văn bản ban hành từ năm 2000, nay đã hết hiệu lực. Còn quyết định chấm dứt hợp đồng thì viện dẫn Bộ Luật Lao động năm 1995, cũng đã bị thay thế bằng Bộ Luật Lao động năm 2012.

Đâu dễ làm trưởng phòng nhân sự! - Ảnh 1.

"Mấy người bạn làm ở văn phòng luật sư gọi điện thoại cho tôi, hỏi sao lại làm ăn "sống nhăn" như vậy khiến tôi mắc cỡ hết sức. Tôi phải đấu tranh với gia đình dữ lắm mới thay được trưởng phòng nhân sự. Qua vụ này, tôi quyết định nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật lao động, cái nào không biết thì hỏi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn chứ hầu tòa hoài mệt quá!" - anh bạn tôi than thở.

Trưởng phòng nhân sự là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Với một trưởng phòng giỏi, am hiểu pháp luật, có khả năng tham mưu cho ban giám đốc xây dựng bộ máy nhân sự tốt cho các bộ phận cũng như xây dựng các chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài thì doanh nghiệp sẽ phát triển, ổn định. Ngược lại, với một người làm nhân sự nhưng chỉ chăm chăm vào việc thể hiện quyền lực "nhận người, đuổi người" thì sự bất ổn là điều doanh nghiệp luôn luôn đối mặt. Vụ việc xảy ra tại doanh nghiệp của anh bạn tôi âu cũng là kinh nghiệm chung cho các ông chủ vậy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo