xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chăm lo sức khỏe, tinh thần

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tinh thần, động viên người lao động an tâm gắn bó

Khi dịch bệnh xảy ra, mong muốn của người lao động (NLĐ) không chỉ là được bảo đảm việc làm và thu nhập mà họ còn có nhu cầu được quan tâm về mặt sức khỏe và đời sống tinh thần. Đó là nội dung được nêu ra tại hội thảo trực tuyến "Từ khủng hoảng đến thịnh vượng" do ManpowerGroup Việt Nam và CLB nhân sự Việt Nam phối hợp tổ chức.

Ưu tiên sức khỏe người lao động

Trao đổi về việc làm trong tình hình mới, bà Nguyễn Thanh Hương, Giám đốc nhân sự toàn quốc ManpowerGroup Việt Nam, cho biết dịch Covid-19 khiến nhiều ngành nghề kinh doanh bị ảnh hưởng song có nhiều ngành nghề phát triển nhanh như y tế, phúc lợi, hậu cần, thương mại điện tử. "Qua khảo sát 500 NLĐ về mối quan tâm đến phúc lợi mới của ManpowerGroup, hơn 90% NLĐ mong muốn có sự tự chủ trong công việc, dành thời gian cho gia đình và được ưu tiên chăm sóc sức khỏe. Kết quả này cho thấy để vượt qua khủng hoảng do dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) cần có chính sách bảo vệ sức khỏe NLĐ và linh hoạt bố trí việc làm khi NLĐ trở lại với công việc" - bà Hương cho hay.

Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng, bà Nguyễn Thị Bích Đào, Giám đốc nhân sự Nestlé Việt Nam, cho biết là ngành bán lẻ nên Nestlé Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề trong dịch Covid-19. Công ty đã đưa ra phương châm "Trong Nestlé, mỗi NLĐ có thể tỏa sáng theo cách của mình" và "Trong tình huống nào, cuộc khủng hoàng nào, Nestlé phải luôn bên cạnh người tiêu dùng".

Chăm lo sức khỏe, tinh thần - Ảnh 1.

Trong tình hình mới, người lao động không chỉ quan tâm đến thu nhập mà còn là sức khỏe và an toàn cho bản thân

Từ chủ trương ấy, ngoài tối ưu nguồn sản phẩm cung cấp và chung tay hỗ trợ Chính phủ và cộng đồng phòng chống dịch, công ty đặc biệt chú trọng bảo vệ sức khỏe NLĐ. Bên cạnh việc chia sẻ các kênh hướng dẫn phòng chống dịch, công ty còn thành lập bộ phận phản ứng nhanh, tổ chức họp trực tuyến, bố trí lại nơi làm việc và buộc tất cả NLĐ phải mang khẩu trang. Đặc biệt, máy rửa tay tự động được công ty lắp đặt ngay cổng ra vào... Lao động nữ đang mang thai, có con nhỏ được yêu cầu làm việc tại nhà để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và bé. Song song đó, Nestlé Việt Nam tăng cường các hoạt động sức khỏe cho NLĐ bằng các hội thi trực tuyến như thể thao bằng hình thức cá nhân hoặc đội nhóm, thi các bữa ăn dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ...

Bên cạnh đó, Nestlé Việt Nam còn có nhiều chính sách hỗ trợ cho NLĐ như: kéo dài thời gian nghỉ phép năm đến hết năm sau; cung cấp nước chanh gừng miễn phí tại nhà ăn; hỗ trợ tiền ăn cho nhân viên thị trường 100.000 đồng/ngày. Tháng 4-2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, NLĐ tại các tỉnh, TP như Đà Nẵng, Hải Dương được hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng... Trong thời gian giãn cách, DN đã triển khai 10 trang web học trực tuyến với gần 800 người tham gia. Các khóa học trực tuyến đã tiết kiệm cho DN hơn 10 tỉ đồng chi phí đào tạo trong năm. "Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng NLĐ an tâm vì thấy ban giám đốc, DN lúc nào cũng quan tâm đến họ. Bên cạnh đó, những NLĐ có sáng kiến, cách làm hay được DN tuyên dương, khen thưởng xứng đáng. Trong năm 2020, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Nestlé Việt Nam vẫn thưởng Tết và xét tăng lương vào tháng 4-2021" - bà Đào cho hay.

"Không để ai lại phía sau"

Với lực lượng lao động hơn 30.000 người, trong dịch Covid-19, Savico Group chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hương, Giám đốc nhân sự Savico Group, cho biết thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, DN đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm bảo đảm tuyệt đối sức khỏe NLĐ, chẳng hạn như điều tiết chiến lược kinh doanh từ vận chuyển hành khách sang vận chuyển hàng hóa.

Với phương châm "Không để ai lại phía sau", Savico Group đã tận dụng triệt để mọi nguồn lực, phối hợp chéo giữa các lĩnh vực để có thể duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ đó ổn định việc làm, thu nhập cho NLĐ. Để chia sẻ khó khăn với NLĐ, các thành viên trong ban giám đốc tự nguyện giảm lương, riêng lương của NLĐ vẫn được giữ nguyên. Bà Hương cho biết thêm không chỉ chăm sóc NLĐ, công ty còn tham gia các hoạt động thiện nguyện, chung tay vì cộng đồng như "Giải cứu người Việt Nam ở nước ngoài", đưa hàng hóa từ TP HCM đến các tỉnh bị lũ lụt ở miền Trung miễn phí. Ngoài ra, công ty còn vực dậy tinh thần của NLĐ bằng các thư động viên, các hoạt động tuyên dương những tiếp viên, phi công trong tuyến đầu chống dịch.

"Với chúng tôi, 30.000 lao động tại Savico Group là 30.000 gia đình, do vậy bằng mọi giá phải bảo vệ sự bình an cho họ. Với những giải pháp tích cực của DN, sau thời gian giãn cách xã hội, NLĐ trở lại làm việc hiệu quả hơn, cảm nhận về tính nhân văn, sự chia sẻ của DN, nhiều NLĐ tự nguyện không nhận thưởng để chia sẻ cùng DN" - bà Nguyễn Thị Ngọc Hương, Giám đốc nhân sự Savico Group, bày tỏ. 

Thu nhập của lao động Việt Nam tăng 32,6%

Báo cáo Tổng chỉ số lao động thường niên 2020 (TWI 2020) do Talent Solutions (một thương hiệu thuộc ManpowerGroup) ngày 23-12 cho biết các quốc gia Mỹ, New Zealand và Canada đứng đầu những thị trường hấp dẫn hàng đầu thế giới đối với các nhà đầu tư. Kết quả trên được phân tích dựa trên 200 yếu tố đánh giá mức độ sẵn sàng về kỹ năng của lao động, hiệu quả chi phí, môi trường pháp lý và năng suất lao động của mỗi thị trường. New Zealand, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường hấp dẫn hàng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Singapore và Hồng Kông được xếp hạng cao về năng suất lao động. Để đạt được vị trí tốp đầu, các thị trường trên đã kết hợp thành công giữa lực lượng lao động có năng lực và kỹ năng cao, khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, tính sẵn sàng của lực lượng lao động và môi trường pháp lý linh hoạt.

TWI 2020 đã xác định 5 thị trường hàng đầu trên toàn cầu về hiệu quả chi phí, gồm: Philippines, Croatia, Morocco, Việt Nam và Thái Lan. Chi phí lao động và môi trường pháp lý là những động lực thuận lợi giúp các thị trường này nằm ở vị trí tốp đầu. Cũng theo TWI 2020, thu nhập trung bình của lao động Việt Nam đạt mức 321 USD/tháng, tăng 32,6% so với năm 2019. Thu nhập trung bình của khu vực APAC đạt 1.835 USD/tháng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo