xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

XOAY TRỞ TRONG MÙA DỊCH (*): Chật vật vượt khó

NHÓM PHÓNG VIÊN

Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều người lao động phải bán hàng online, làm thêm để kiếm sống

Tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở giáo dục gặp khó khăn và điều này tác động rất lớn đến việc làm, đời sống của người lao động (NLĐ). Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là giáo viên (GV) mầm non ở các cơ sở giữ trẻ tư thục, NLĐ làm việc trong lĩnh vực vận tải, du lịch.

Bươn chải đủ đường

Cô M.T.T.Th, GV Trường Mầm non tư thục S.N (quận Tân Bình, TP HCM), chia sẻ việc nghỉ dạy trong thời gian dài khiến đời sống bị xáo trộn ít nhiều. "Lúc còn đi dạy, tôi đưa con theo nên rất tiện cho việc chăm sóc. Nay trường tạm thời đóng cửa nên tôi chỉ có thể vừa trông con vừa bán hàng online để kiếm thêm. Công việc rất vất vả do phải thức đêm thức hôm tư vấn, đóng gói cho khách nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác" - cô Th. cho biết.

Còn cô L.T.H - GV một trường mầm non tư thục trên địa bàn phường 6, quận Gò Vấp, TP HCM - cho biết dịch bệnh đã làm cho cô và nhiều đồng nghiệp lao đao do cả tháng nay chỉ ở nhà. "Chưa biết có lương chờ việc hay không nhưng từ khi trường tạm đóng cửa, tôi phải về quê để phụ gia đình và tiết kiệm chi phí ăn ở. Đi dạy nhiều năm rồi nhưng đây là lần đầu tiên ngành rơi vào kỳ nghỉ dài đến vậy nên ảnh hưởng rất lớn đến GV mầm non. Không được đến lớp khá bứt rứt trong người, đã vậy còn không có thu nhập khiến cuộc sống GV vốn khó khăn lại còn khó thêm" - cô H. lo lắng nói.

Không chỉ GV mầm non ở các trường tư thục mà ngay cả công nhân (CN) ở các DN cũng khốn đốn vì dịch bệnh. Gặp chúng tôi mới đây, anh Lê Văn Lộc (quê tỉnh Nghệ An, CN xây dựng tại TP HCM) than thở: "Con được nghỉ học đến hết tháng 2 khiến sinh hoạt gia đình bị xáo trộn. Ông bà nội không còn, trong khi bà ngoại quá già yếu không thể vào TP giữ cháu, do vậy tôi quyết định "hy sinh" ở nhà giữ con vì vợ tôi làm CN thường tăng ca, thu nhập khá hơn tôi. Gia đình tôi 4 người phải trả tiền thuê nhà trọ, tiền ăn, tiền sinh hoạt… nhưng chỉ phụ thuộc vào lương của vợ nên khá chật vật. Tình hình dịch bệnh kéo dài, không biết gia đình tôi sẽ ra sao".

XOAY TRỞ TRONG MÙA DỊCH (*): Chật vật vượt khó - Ảnh 1.

Dịch bệnh Covid-19 khiến đời sống người lao động các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bị ảnh hưởng. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Lo vì thu nhập giảm sút

Anh Nguyễn Minh Hà, tài xế xe buýt số 89 (tuyến ĐH Nông Lâm - bến tàu thủy Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM) thuộc HTX số 15, cho biết từ đầu năm tới nay, lượng hành khách đi xe liên tục giảm. Đặc biệt, từ đầu tháng 2 đến nay, nhiều chuyến xe chạy không có hành khách. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của xã viên, thu nhập của những NLĐ như anh.

Trước tình hình này, để động viên NLĐ, HTX đã có chủ trương không giảm tiền công/chuyến đối với NLĐ. Tuy nhiên, do số chuyến đã giảm nên thu nhập của NLĐ cũng giảm theo, điều này càng khiến đời sống khó khăn hơn. Thu nhập giảm sút buộc anh Hà và vợ phải điều chỉnh chi tiêu sinh hoạt bởi không biết trước được diễn biến của tình hình dịch bệnh. Vợ anh Hà, một tiếp viên của HTX số 15, sau giờ làm nhận phụ việc cho một hộ kinh doanh tại chợ đầu mối Bình Điền (huyện Bình Chánh, TP HCM) để kiếm thêm thu nhập. "HTX hiện rất khó khăn, do vậy mình cũng đồng cam cộng khổ cùng DN. Hy vọng dịch sẽ được ngăn chặn và lượng khách đi xe buýt sẽ đông trở lại" - anh Hà nói.

Trong khi đó, chị Vũ Thị Hương, nhân viên xe buýt số 19 (Bến xe buýt Sài Gòn - ĐHQG TP HCM), cho biết tuyến này chủ yếu chở sinh viên, học sinh. Từ khi dịch bệnh xuất hiện, lượng khách đi xe giảm mạnh, thu nhập của chị giảm khoảng 20% so với trước. Để trụ lại với nghề, ngoài việc nấu cơm mang theo ăn, chị cố gắng hạn chế những khoản chi tiêu không cần thiết. "Lãnh đạo HTX cũng động viên, thăm hỏi thường xuyên và hứa sẽ có cách hỗ trợ kịp thời để nhân viên ổn định cuộc sống nên chúng tôi cũng yên tâm. Dù vậy, thấy khách đi xe ít cũng buồn, về lâu dài sợ HTX không thể bù lỗ nổi" - chị Hương bộc bạch.

Ông NGUYỄN ĐÌNH KHANG, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam:

Công nhân cần được hỗ trợ chi phí trông con

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường và có thể kéo dài. Do vậy, ngoài chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, các cấp Công đoàn cần vận động người sử dụng lao động hỗ trợ CN chi phí trông con do phải nghỉ học... Đối với những địa bàn và DN có sử dụng chuyên gia và NLĐ nước ngoài đi từ vùng có dịch về, các cấp Công đoàn cần giám sát việc kiểm tra sức khỏe, thực hiện cách ly theo quy định của Bộ Y tế; tuyên truyền để NLĐ không hoang mang, lo lắng dẫn đến ngừng việc tập thể vì lý do không chính đáng.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 18-2
Kỳ tới: "Chia lửa" với người lao động

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo