Chuyện làm ăn
02/09/2016 08:39

Vì sao các bộ muốn bán bia, bán sữa?

Xóa bỏ chức năng chủ quản của các bộ, ngành để giải phóng các doanh nghiệp nhà nước.

Báo cáo trước Quốc hội khóa XIV về tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2016 hồi cuối tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá quá trình cổ phần hóa chưa đạt yêu cầu.

Thủ tướng nói: “Tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp (DN) nhà nước chưa đạt kế hoạch. Tỉ lệ vốn đã được cổ phần hóa đạt thấp. Số lượng DN cổ phần hóa trong sáu tháng đầu năm mới bằng 71%, thoái vốn nhà nước bằng 11,6% so với cùng kỳ”.

“Sợ mất lợi lộc”

Vì sao quá trình cổ phần hóa đang diễn ra chậm? TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, phân tích quá trình cổ phần hóa diễn ra chậm chạp là vì nhiều người không muốn cổ phần hóa. “Họ sợ cổ phần hóa thì sẽ mất quyền lực, mất lợi lộc”. Điều này theo ông Cung là dễ hiểu, bởi lẽ cổ phần hóa không chỉ phân bổ lại nguồn lực kinh tế mà còn phân bổ lại quyền lực của lãnh đạo các DN, các bộ, ngành chủ quản và cả những người quản lý.

“Tổng khối lượng tài sản, vốn nhà nước ở các DN nhà nước hiện lên tới hơn 5 triệu tỉ đồng. Hiện số lượng người trực tiếp, gián tiếp đang nắm giữ số tài sản này rất nhiều. Nắm giữ một khối lượng tài sản khổng lồ như vậy, ít ai muốn buông ra” - ông Cung phân tích.

Tuy vậy, ông Cung cũng cho rằng có những người quản lý, cấp quản lý muốn cổ phần hóa thực sự nhưng chính những rủi ro pháp lý làm họ chùn bước. Chẳng hạn như khi bán cổ phần với giá thấp được phê duyệt, rồi sau đó khi ra thị trường giá cổ phần lại rất cao. Lúc đó người tiến hành cổ phần hóa có thể vướng vào tội danh vi phạm các quy định quản lý kinh tế của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Đề cập đến vấn đề này, TS Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Các nhà quản trị DN, nhận định việc cổ phần hóa chậm chạp một phần là do các bộ, ngành chủ quản không muốn “nhả” các DN nhà nước mà mình đang nắm giữ. Những DN này hoạt động trên nhiều lĩnh vực từ sữa, bia, đường cho đến công nghệ, bảo hiểm, khoáng sản. “Bây giờ anh đang nắm trong tay một số DN nhà nước với quyền sinh quyền sát trong sắp xếp, bổ nhiệm và ít nhiều cũng có lợi lộc từ đó, anh có muốn buông ra không?” - ông Tiến đặt vấn đề.

Ông Tiến cũng cho rằng một trong những vấn đề khiến cổ phần hóa chưa thể trơn tru là việc định giá các tài sản chưa hợp lý, nhất là về đất đai. Thêm vào đó là việc công khai, minh bạch về cổ phần hóa cũng chưa thực chất.

“Việc cổ phần hóa khu đất vàng của Hãng Phim truyện Việt Nam tại số 4 Thụy Khuê ở Hà Nội là một ví dụ. Nếu cho rằng khu đất đó trị giá 37 tỉ đồng thì không hợp lý vì còn những vấn đề lợi thế của khu đất và đằng sau việc cổ phần hóa ở đây còn có vấn đề” - TS Tiến dẫn chứng.

Một số chuyên gia ước tính nếu bán hết vốn nhà nước tại các “ông lớn” như Vinamilk, Habeco, Sabeco... Nhà nước có thể thu được 7 tỉ USD. Trong ảnh: Khách hàng đang mua sữa Vinamilk. Ảnh: HTD
Một số chuyên gia ước tính nếu bán hết vốn nhà nước tại các “ông lớn” như Vinamilk, Habeco, Sabeco... Nhà nước có thể thu được 7 tỉ USD. Trong ảnh: Khách hàng đang mua sữa Vinamilk. Ảnh: HTD

Nhà nước không nên bán sữa, bán bia

Để thúc đẩy cổ phần hóa nhanh hơn, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đề nghị đẩy mạnh việc xóa bỏ chức năng chủ quản của các bộ, ngành để giải phóng DN nhà nước khỏi các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ và phải có lộ trình cụ thể.

“Nếu cứ kéo dài chế độ bộ chủ quản, mỗi bộ, ngành thực hiện đồng thời cả hai chức năng quản lý nhà nước và chủ sở hữu DN nhà nước thì thực sự là họ đang vừa đá bóng vừa thổi còi, khó bảo đảm một môi trường cạnh tranh bình đẳng” - TS Lộc nói.

Đồng tình, TS Cung nhấn mạnh Nhà nước nên tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ kiến tạo chính sách, tạo ra môi trường thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế làm ăn thay vì đi bán bia, sữa, bảo hiểm. Tức Nhà nước không kinh doanh thay DN, không đầu tư những lĩnh vực mà tư nhân có thể làm tốt hơn. Có làm như vậy mới đúng chức năng của Nhà nước. “Nhà nước khi thoái vốn hoặc cổ phần hóa DN sẽ chỉ thực hiện những vấn đề về chính sách, những lĩnh vực như giáo dục, y tế hay hỗ trợ những đối tượng yếu thế. Cần thay đổi tư duy về vai trò của Nhà nước” - TS Cung nhấn mạnh.

Tuy vậy, TS Cung cho rằng để thực hiện nhanh tiến độ cổ phần hóa cũng như thoái vốn của Nhà nước ra khỏi những lĩnh vực không cần đầu tư thì Chính phủ phải thúc ép các bộ, ngành thực hiện. Song ông Cung cũng lưu ý phải biết tiền thu được từ cổ phần hóa dùng để làm gì bởi nếu không, tình trạng thất thoát, lãng phí là khó tránh khỏi. Mặt khác, nếu không làm như vậy thì người dân sẽ nghĩ cứ cổ phần hóa là mất hết.

“Phải chứng minh và có mục tiêu rõ ràng như tiền thu được từ cổ phần hóa năm nay sẽ xây thêm được bao nhiêu trường học, bệnh viện, bao nhiêu con đường… Không thể đưa tiền thu được từ cổ phần hóa vào chi thường xuyên, vì như thế sẽ không mang lại hiệu quả cao” - TS Cung khuyến cáo.

Rào cản lớn nhất

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong báo cáo thẩm tra mới đây chỉ rõ cổ phần hóa vẫn gặp khó với vướng mắc lớn nhất là việc xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị DN; người đứng đầu thực hiện không nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa bị xử lý trách nhiệm khi không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa.

Trong khi đó, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng tiến trình cổ phần hóa diễn ra chậm chạp do các bộ, ngành chưa sẵn sàng từ bỏ chức năng chủ quản của mình và chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về cổ phần hóa. Đây là một trong những rào cản lớn nhất.

Có động lực hơn

Một chuyên gia trong ngành dệt may rành rẽ từng câu chuyện cổ phần hóa trong ngành này chia sẻ: Nếu nói thành công nhờ cổ phần hóa, có lẽ Công ty Cổ phần Sản xuất thương mại May Sài Gòn (Garmex Saigon) là một điển hình. Trước khi cổ phần hóa, công ty này cũng chỉ bình bình. Nhưng từ khi cổ phần hóa năm 2003, phần vốn nhà nước còn 10%, Garmex Saigon đã bứt phá, mở rộng và tăng trưởng rất tốt. Về mặt kinh tế hay quản trị thì đây là công ty cổ phần hóa thành công.

Lý do là cổ phần hóa rồi lên sàn đòi hỏi minh bạch hơn, chặt chẽ hơn, năng động hơn. Trong khi đó ở công ty nhà nước, người ta không có nhiều động lực để làm như vậy.

Thoái vốn mạnh khỏi các ông lớn

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết từ năm 2011 đến 2015 đã sắp xếp được 558 DN. Trong đó, cổ phần hóa được 478 DN và sắp xếp theo các hình thức khác như giao, bán, sáp nhập... 80 DN. Theo số liệu báo cáo của các DN nhà nước đã cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015 gửi về Bộ Tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2015 đều tăng hơn so với năm trước khi cổ phần hóa.

Tại buổi họp báo Chính phủ ngày 31-8, khi đề cập đến vấn đề cổ phần hóa , Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng và các phó thủ tướng đã họp riêng với một số bộ, ngành và thống nhất quan điểm: Chính phủ không bán bia, không bán sữa. Như vậy, tới đây sẽ thoái vốn mạnh tại Sabeco, Habeco, Vinamilk…

Theo Chân Luận - Như Quỳnh (Pháp luật TP)
BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.