Chuyện làm ăn
14/12/2015 09:52

Thị trường ẩm thực dưới góc nhìn nhà đầu tư

Là thị trường mới nổi, tầng lớp trung lưu tăng nhanh, cơ hội dành cho các bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực rất hấp dẫn.

Tuy vậy, vẫn chưa có nhiều thương vụ đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp (startups) trong lĩnh vực này. Đâu là lý do các nhà đầu tư và startups chưa gặp được nhau? TBKTSG có cuộc trao đổi cùng ông Phạm Lê Nhật Quang, quản lý đầu tư cao cấp từ Quỹ Đầu tư Vietnam Investments Group (VIGroup).

 

Đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực như ẩm thực là tương đối mới tại Việt Nam, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu, cũng như có mức độ chấp nhận rủi ro cao. Ảnh: TUỆ DOANH
Đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực như ẩm thực là tương đối mới tại Việt Nam, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu, cũng như có mức độ chấp nhận rủi ro cao. Ảnh: TUỆ DOANH

 

Thưa ông, tháng 10-2015, Quỹ đầu tư Franklin Templeton Investments (Mỹ) công bố có thể phân bổ danh mục đầu tư tới 3 tỉ USD vào các lĩnh vực chuỗi nhà hàng thực phẩm, dịch vụ, du lịch... tại Việt Nam trong năm năm tới. Xét riêng trong lĩnh vực ẩm thực, ta có thể thấy lĩnh vực này thực sự hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư?

- Ông Phạm Lê Nhật Quang: Chính xác là thị trường ẩm thực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay mang đến rất nhiều cơ hội kinh doanh. Chúng ta có dân số trên 90 triệu người, khoảng 65% trong đó dưới 35 tuổi; tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và quan trọng hơn, thói quen ăn ngoài (nhà) hình thành và phát triển mạnh trong giới trẻ. Với họ, những thức ăn mang phong cách nước ngoài như pizza, burger, sushi... đã không còn xa lạ.

Nếu như KFC, Lotteria (vào Việt Nam từ năm 1997) mất khoảng 5-7 năm để khai phá thị trường thì người đến sau là Pizza Hut (vào năm 2006) chỉ mất ba năm để tạo chỗ đứng. Ở một khía cạnh nào đó, chính sự tiên phong của KFC, Lotteria, Pizza Hut tạo thuận lợi để những chuỗi khác như The Pizza Company, Dairy Queen, Domino’s Pizza, McDonald’s, Burger King... vào thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó không thể không kể đến câu chuyện thành công của Cổng Vàng, đơn vị sở hữu các chuỗi ẩm thực như Kichi Kichi, SumoBBQ, Vuvuzela, Isushi, Ba Con Cừu, Phố ngon 37...

Chính những câu chuyện này giúp các nhà đầu tư thêm tự tin khi rót vốn vào thị trường Việt Nam.

Thị trường hấp dẫn như vậy nhưng chúng ta không thấy bóng dáng các nhà đầu tư Việt Nam? Chẳng hạn như The KAfe, mô hình cà phê - nhà hàng, vừa gọi thành công số vốn 5 triệu USD từ nhà đầu tư nước ngoài.

- Chúng ta chưa có nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm thuần Việt. Thị trường Việt Nam có khoảng trên dưới 20 quỹ đầu tư và phần lớn đều có yếu tố nước ngoài.

Vì sao như vậy? Theo tôi, không phải các tổ chức và cá nhân Việt Nam thiếu vốn. Vấn đề là họ có thể đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống khác như bất động sản có tỷ suất sinh lợi cao hơn. Đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực như ẩm thực là tương đối mới tại Việt Nam, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu, cũng như có mức độ chấp nhận rủi ro cao.

Việc The KAfe gọi vốn thành công, bên cạnh vai trò kết nối với các quỹ đầu tư nước ngoài của ông Dennis Nguyễn - một thành viên ban điều hành của The KAfe và là Chủ tịch của New Asia Partners - còn phải nhấn mạnh đến nỗ lực của các thành viên sáng lập và tập thể nhân viên của The KAfe. Chính các bạn trẻ ấy và câu chuyện kinh doanh của các bạn là yếu tố tiên quyết để thuyết phục được các quỹ đầu tư rót tiền.

Năm triệu USD dành cho một startup. Ông có nghĩ đây là một khoản đầu tư lớn?

- Thật khó có thể nói đây là một khoản đầu tư lớn hay nhỏ, vì điều đó còn phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng của The KAfe. Tuy nhiên, với một startup, đó là một khoản đầu tư rất ấn tượng.

VI Group cũng đầu tư mạnh vào lĩnh vực ẩm thực với các thương hiệu The Pizza Company, kem Swensens, DQ Grill n Chill, đặc biệt là chuỗi Dairy Queen của tỉ phú Mỹ Warren Buffett. Nhưng có thể thấy tất cả đều là các mô hình nhượng quyền từ nước ngoài. Vậy đâu là cơ hội cho các startup Việt?

- Chúng tôi lựa chọn bắt đầu các khoản đầu tư của mình vào lĩnh vực ẩm thực bằng cách nhận nhượng quyền các thương hiệu quốc tế về Việt Nam là muốn tận dụng kinh nghiệm phát triển, vận hành, xây dựng thương hiệu của những mô hình đã được chứng minh thành công ở nước ngoài, trong đó có những nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như Thái Lan hay Singapore.

Và vì chúng tôi đã mạo hiểm đưa các thương hiệu nước ngoài về Việt Nam thì chẳng có lý do gì chúng tôi không mạo hiểm với các startup Việt trong lĩnh vực ẩm thực. Chúng tôi luôn mở cửa chào đón các bạn trẻ khởi nghiệp.

Nhưng thực tế thì chưa có bất kỳ khoản đầu tư nào từ VI Group cho các startup Việt?

- VI Group đã gặp và trao đổi với khá nhiều các startup Việt trong lĩnh vực ẩm thực nhưng vẫn còn một khoảng cách để các bên gặp nhau.

Các startup Việt thường chỉ nói về cơ hội, về những gì mà họ muốn làm, nhưng họ thường chưa suy nghĩ về các rủi ro hoặc các thách thức khi kinh doanh trong ngành ẩm thực. Khi chúng tôi đặt ra các câu hỏi về thách thức gặp phải, câu trả lời nhận được rất chung chung và thiếu thuyết phục để chúng tôi quyết định hợp tác. Phần lớn các startup Việt chỉ nói về ý tưởng, họ không thuyết phục được chúng tôi ở khả năng triển khai, yếu tố minh bạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ.

Điều này cũng dễ hiểu vì ngành dịch vụ của chúng ta còn khá trẻ. Thử nhìn lại, ngoài Cổng Vàng, Phở 24, Highland Café và gần đây là Huy Việt Nam (chuỗi nhà hàng Phở Ông Hùng, Món Huế, Cơm Express), chúng ta vẫn chưa có nhiều chuỗi nhà hàng thành công mặc dù các món ăn truyền thống của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để mở chuỗi, thậm chí mở rộng sang các quốc gia khác.

Vậy đâu là thách thức lớn nhất trong việc vận hành một chuỗi ẩm thực?

- Việc vận hành một chuỗi nhà hàng bán lẻ là rất phức tạp. Có nhiều yếu tố mà chúng ta không thấy được nếu nhìn từ bên ngoài, ví dụ như tổ chức bếp ăn. Tổ chức bếp ăn như thế nào cho khoa học, hiệu quả, nhanh, gọn là một thách thức cực lớn mà không thể một sớm một chiều mà các chuỗi ẩm thực Việt có thể đạt được sự chuyên nghiệp như các chuỗi KFC, Lotteria...

Vận hành bếp theo kiểu đồ ăn nhanh, phần lớn thức ăn đã được chuẩn bị tại bếp trung tâm và chỉ cần làm nóng trước khi phục vụ cho khách đã phức tạp, thì vận hành bếp theo kiểu nấu tại chỗ lại còn phức tạp hơn. Còn nếu có thêm chức năng giao hàng (delivery) hay mang đi (takeaway) thì lại càng phức tạp bởi món ăn phải đảm bảo chất lượng khi phải vận chuyển với một khoảng cách xa và khách chỉ ăn sau khoảng 30 hay 45 phút.

Ở đây tôi chỉ mới nói sơ qua về bài toán vận hành bếp, chưa tính đến câu chuyện quản lý tồn kho, phong cách phục vụ của nhân viên, vị trí mặt bằng trong mối tương quan với thống kê nhân khẩu...

Nếu có lời khuyên cho các bạn trẻ khởi nghiệp, ông sẽ nói gì?

- Ngắn gọn, tôi chỉ có ba từ, đó là “Hãy thực tế!”.

Chuyện người khác làm được không có nghĩa là bạn làm được.

Chuyện bạn thấy người khác bơi được, và dù bạn nghiên cứu kỹ thuật bơi rất kỹ, điều đó không có nghĩa bạn sẽ biết bơi ngay mà không trả giá, chưa kể cái giá có thể sẽ rất đắt đỏ. Với nhà đầu tư, biết bơi không chưa đủ, bạn phải bơi nhanh hơn và bền bỉ hơn các đối thủ khác.

Các bạn có thể đặt mục tiêu thật cao với viễn cảnh thật đẹp nhưng đôi chân cần phải gắn với mặt đất. Và ba câu hỏi nền tảng sau bạn cần phải trả lời rõ ràng trước khi đi gặp nhà đầu tư: Tại sao bạn làm điều bạn đang làm? Năng lực đội ngũ của bạn như thế nào? Đâu là điểm khác biệt để khách hàng đến và gắn bó với bạn mà không phải là người khác?

 

Một ví dụ về sự phức tạp

Để dễ hiểu về sự phức tạp của việc vận hành chuỗi nhà hàng, tôi lấy ví dụ sau. Chuỗi nhà hàng The Pizza Company của chúng tôi mỗi buổi trưa thường đón khoảng 150 khách. Họ sẽ bước vào nhà hàng gần như cùng lúc, khoảng 12 giờ. Mỗi người sẽ gọi từ 1-3 món ăn cộng với một món nước. Không ai muốn đợi lâu, bởi ai cũng đói, và ai cũng phải quay về làm việc lúc 13 giờ.

Và để đảm bảo chất lượng, khi khách yêu cầu thì The Pizza Company mới nướng bánh. Chúng tôi chỉ có khoảng 15 phút vừa để nhận order, vừa để nấu nướng, vừa để phục vụ. Như vậy, chỉ có 15 phút, 5-7 nhân viên bếp sẽ phải làm 400 suất ăn.

Nếu chúng tôi mở rộng chuỗi lên con số 50 nhà hàng, thì chúng tôi sẽ phải chuẩn bị 20.000 suất ăn cho 7.500 khách hàng trong vòng chỉ có 15 phút mỗi ngày. Không những số lượng phục vụ lớn, mà chất lượng món ăn phải ngon và đồng nhất. Bạn sẽ thấy bài toán phải giải là không đơn giản.

 

Theo Đức Tâm (TBKTSG)
BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.