Chuyện làm ăn
23/03/2015 14:50

Phép màu kinh tế Singapore dưới bàn tay Lý Quang Diệu

Từ một nước thuộc thế giới thứ ba, Singapore vươn mình thành một quốc gia hàng đầu thế giới về mọi phương diện dưới sự dẫn dắt của vị lãnh đạo họ Lý.

Khi các nhà lịch sử ghi chép lại sự trỗi dậy của những con rồng châu Á, họ thường tập trung hơn vào những nền kinh tế lớn nhất khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và những nhà lãnh đạo tại đây. Nhưng có một cái tên mà khi nhắc đến, người ta lập tức nghĩ ngay đến một biểu tượng chói sáng, con người tiên phong xuất chúng, người sáng lập nên quốc gia nhỏ bé nhưng phú cường bậc nhất khu vực - cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

Ly-Quang-Dieu-1-9780-1427086140.jpg

Ông Lý Quang Diệu trong chuyến thăm Tây Đức năm 1979. Ảnh: AP

Ít ai phản đối rằng những gì ông Lý Quang Diệu đã làm với quốc gia nhỏ bé của mình là một phép màu về mặt kinh tế. Từ một nước thuộc thế giới thứ ba, Singapore hiện là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Nơi đây cũng ghi dấu ấn là một ốc đảo xanh và sạch tuyệt đối với những học viện, đại học danh tiếng và nền kinh tế thị trường rộng mở.

Chỉ với diện tích 715 km2, song Singapore thuộc nhóm có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Năm 1965, thu nhập bình quân của người dân ở mức 500 USD, đến năm 1991 con số này lên 14.500 USD và ngày nay đạt mức 55.000 USD.

Nhiều cuốn sách, nghiên cứu đã được viết ra để cố gắng miêu tả phép màu này. Sau thời gian dài là thuộc địa của Anh, hòn đảo nhỏ bé này đã biến đổi ngoạn mục chỉ trong vòng ít năm khi giành quyền tự trị năm 1959 dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lý Quang Diệu; nhập vào với Malaysia năm 1963 và tách ra thành một quốc gia độc lập năm 1965.

Lúc này, đất nước Singapore đang gặp nhiều khó khăn. Dân số của quốc gia mới thành lập là một tập hợp những người nhập cư, dân buôn bán nhỏ, có cả những người bị kết án tù và một nhóm thương nhân, kinh doanh - vốn bị ảnh hưởng nặng nề sau các xung đột kinh tế và sắc tộc, tài nguyên nghèo nàn. Nhiều nhận xét dành cho Singapore lúc này cho rằng tương lai của đất nước không mấy hứa hẹn.

Người đứng đầu - ông Lý Quang Diệu đã nhìn thấy con đường mà ông sẽ đưa đất nước tiến lên. Sau khi rời khỏi Liên minh Malaysia, ông xác định Singapore cần phải nhìn vượt lên trên người láng giềng không mấy thân thiện và làm giàu bằng cách xuất khẩu những sản phẩm cao cấp cho các nước giàu ở phương Tây và Nhật Bản.

Singapore-xua-5038-1427086142.jpg

Singapore năm 1941, khi Lý Quang Diệu còn trẻ. Ảnh: AP

Một trong những dấu ấn quan trọng nhất mà ông Lý Quang Diệu đã làm để phát triển kinh tế là thành lập Ban Phát triển kinh tế (EDB) ngay từ năm 1961 với mục đích tạo lập nên các chính sách kinh tế quốc gia. Ban đầu, EDB tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất, thu hút vốn đầu tư.

Nhiều tập đoàn công nghiệp được thành lập. Chính sách thuế hấp dẫn, chi phí hoạt động thập cùng môi trường nhân công nói tiếng Anh đã thu hút hàng loạt tập đoàn, công ty của nước ngoài ồ ạt đổ đến Singapore làm ăn. Nước này cũng thu hút được hai đại gia dầu lửa của thế giới là Shell và Essco đến xây dựng nhà máy lọc dầu. Đến giữa năm 1970, Singapore trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba thế giới.

Theo lý giải của một trong số các nhà lãnh đạo EDB, sự cởi mở về mặt thu hút vốn đầu tư được áp dụng ngay từ những ngày đầu thành lập, khi nhận ra rằng các tập đoàn đa quốc gia khi đến Singapore sẽ mang theo cả hệ thống phân phối và thị trường của họ. Do đó, khi các tập đoàn sản xuất tại đây và xuất khẩu ra nước ngoài, họ cũng mở ra cho Singapore cánh cửa tới phần còn lại của thế giới.

Sau những ngành mũi nhọn ban đầu là công nghiệp, sản xuất, EDB cũng tập trung phát triển các ngành dịch vụ nhờ sự phát triển của ngành bến cảng và thương mại. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, ngành sản xuất cũng chuyển dịch từ hàm lượng kỹ thuật thấp đến cao, như chất bán dẫn, đồ điện tử...

Ngày nay, EDB tập trung vào các chính sách phát triển công nghiệp sáng tạo, hàm lượng chất xám cao bao gồm công nghệ nano y sinh và công nghệ sạch. Cơ quan này hiện quản lý 21 văn phòng ở 12 quốc gia, trong đó có 6 văn phòng ở Mỹ. Các khoản đầu tư và những ngành công nghiệp do EDB giám sát hiện đóng góp 40% GDP của cả nước.

Singapore-nay-3273-1427086142.jpg

Hình ảnh Singapore ngày nay. Bức ảnh chụp một trong những biểu tượng mới của Singapore - tòa nhà Marina Bay Sands năm 2014. Ảnh: Reuters

Dấu ấn quan trọng khác mà ông Lý Quang Diệu đã tạo ra là Ban Phát triển nhà ở (HDB) vào đầu những năm 1960, một thay đổi ảnh hưởng đến đại đa số dân chúng Singapore sau này.

Vào những ngày đầu, mục tiêu quan trọng nhất của HDB là xây được càng nhiều các chung cư giá rẻ càng tốt, nhằm giúp người dân có thể thuê được chỗ ở chất lượng với chi phí thấp. Chỉ trong một thời gian ngắn, HDB đã biến đổi những khu đầm lầy thành các tòa nhà chung cư; giúp những người gốc Singapore, hay gốc Trung Quốc, Malaysia, Ấn rời khỏi đặc khu của mình để hòa nhập vào các cộng đồng chung được quy hoạch ngăn nắp.

Giai đoạn sau này, người dân được phép mua lại những căn hộ mà họ đã thuê. Chính phủ cũng trải qua nhiều lần nâng cấp, thay mới những tòa nhà cũ để đem lại cho người dân cuộc sống tốt hơn. Ngày nay, 82% dân cư Singapore sống trong các căn hộ do HDB cung cấp.

anh-trong-bai-singapoare-fi-8049-1427092

Để nói về thành công kinh tế của Thủ tướng Lý Quang Diệu, có thể nhắc đến những tập đoàn, công ty được thành lập dưới thời ông mà nay đã trở thành những cái tên lừng danh thế giới. Năm 1968, Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) được thành lập và nay, DBS trở thành ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á. Năm 1972, Singapore Airlines ra đời và hiện là một trong 5 hãng hàng không lớn nhất châu Á về mặt giá trị thị trường.

Năm 1974, công ty đầu tư của Nhà nước Temasek Holdings được thành lập nhằm quản lý các khoản đầu tư và tài sản của Chính phủ. Ngày nay, Termasek quản lý khối tài sản 162 tỉ USD, với CEO là bà Ho Ching, vợ của Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long. Còn năm 1981, Singapore khai trương sân bay Changi và ngày nay thành một trong sân bay quốc tế hàng đầu thế giới.

Ngoài khía cạnh kinh tế, Chính phủ của ông Lý Quang Diệu cũng nhấn mạnh vào hệ thống giáo dục. Singapore áp dụng tiếng Anh vào ngôn ngữ trong trường học ngay từ những ngày đầu, nhấn mạnh vào giáo dục thực hành với mục đích tạo ra những lực lượng lao động tay nghề cao, hoàn toàn thích ứng với ngành công nghiệp, việc làm ngay sau khi ra trường.

Những ảnh hưởng của ông còn tiếp tục kể cả sau khi rời chức vụ Thủ tướng năm 1990 để trở thành Bộ trưởng cấp cao năm 2004 và Cố vấn cấp cao năm 2011. Với những thành công xuất chúng của mình, một cuốn sách về ông năm 2013 đã viết: "Khi Lý Quang Diệu nói, Tổng thống, Thủ tướng, các nhà ngoại giao, các CEO đều phải lắng nghe".

Theo Anh Đức (Vnexpress)
BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.