Chuyện làm ăn
06/06/2015 12:59

Cây mắc ca từng “đau đớn” tại Trung Quốc

Cây mắc ca tại Việt Nam đang trải qua quá trình “đau đớn” như từng diễn ra tại Trung Quốc...

Thoạt tiên, choáng ngợp trước những khu vườn mắc ca hút tầm mắt, trước tốc độ phát triển cực nhanh về diện tích và sản phẩm, Phó chủ tịch LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng nói với đối tác: “Chúng tôi chưa được may mắn như các bạn. Mắc ca tại Việt Nam còn nhiều trở ngại lắm, vì còn tự phát với rất nhiều hoài nghi”.

Nhưng khi tìm hiểu thêm, Trung Quốc cũng chẳng may mắn để được như hôm nay.

 

Cây mắc ca tại Việt Nam đang trải qua quá trình “đau đớn” như từng diễn ra tại Trung Quốc...
Cây mắc ca tại Việt Nam đang trải qua quá trình “đau đớn” như từng diễn ra tại Trung Quốc...

 

Người chặt trước mặt kẻ trồng

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa tổ chức đoàn khảo sát phát triển mắc ca tại Quảng Tây (Trung Quốc). Chuyến thực tế này cho thấy những điểm vừa quen, vừa bất ngờ đối với Việt Nam.

Tại buổi làm việc với Viện Nghiên cứu nông nghiệp Nam Á, GS. Lục Siêu Trung, chuyên gia đầu ngành về mắc ca tại Trung Quốc, nói lại khi nghe chia sẻ ở trên của ông Hưởng: “Chúng tôi cũng mất rất nhiều năm chứng kiến cảnh người chặt trước mặt kẻ trồng. Đã có rất nhiều thất bại, và cũng phải vượt qua nhiều hoài nghi”.

Cây mắc ca bắt đầu trồng tại Trung Quốc từ năm 1910. Đến năm 1979, nó mới được tập trung nghiên cứu. Từ năm 1988, các chương trình phát triển mới bắt đầu định hình và phải mất cả chục năm sau nữa mới có dấu hiệu mạnh lên, gắn với các hoạt động thương mại.

Theo GS. Lục Siêu Trung, cũng như những gì đang diễn ra tại Việt Nam, cây mắc ca tại Trung Quốc phải trải qua nhiều năm hoài nghi về giá trị, hiệu quả kinh tế; từng đau đớn với nhiều thất bại trong thử nghiệm và phải chứng kiến cảnh người chặt trước mặt kẻ trồng kéo dài cho đến nay.

Tại những khu vườn thử nghiệm huyện Long Châu, hay Phù Thụy (Quảng Tây), những người gắn bó với mắc ca vẫn đang phải đành lòng chặt bỏ những cây đã tới 30 năm tuổi, theo yêu cầu chọn lọc năng suất và chất lượng hạt.

Hay phải qua hàng chục năm so sánh và đánh giá, họ phải thừa nhận một thực tế, loại giống rất thành công về năng suất một thời là OC (rất thịnh trong trồng tự phát tại Việt Nam hiện nay) đang dần bị loại trừ theo quá trình chế biến và tiêu dùng (do vỏ dày và nhân nhỏ)…

“Cái chính là đất tốt người ta không dành cho mắc ca” - vị chuyên gia đã hơn ba mươi năm gắn bó với cây mắc ca tại Trung Quốc nói, như chạnh lòng về vị trí lận đận của loại cây này nhiều năm trước. Điều đó cũng góp phần lý giải vì sao cho đến nay năng suất và hiệu quả vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Quả thực, rong ruổi hàng chục khu vườn bạt ngàn mắc ca tại Quảng Tây, đánh giá chung mà các chuyên gia đoàn khảo sát đưa ra là hạn chế về thổ nhưỡng.

Thế nhưng, vượt qua những khó khăn về điều kiện tự nhiên và định kiến dư luận một thời, Quảng Tây và Trung Quốc nói chung đã kịp tạo nền cho một tương lai mắc ca hứa hẹn phát triển mạnh.

Bất ngờ ngoài phòng lạnh

Nằm cạnh Tây Bắc Việt Nam, Quảng Tây cũng đón những ngày nắng nóng khắc nghiệt vừa qua. Nhễ nhại mồ hôi, hì hục men theo triền đồi mắc ca đã sai quả, một chuyên gia đoàn khảo sát nói: “Làm sao để những ý kiến hoài nghi bước ra khỏi phòng lạnh, đến xem thực tế nó như thế nào”.

Thực tế là một bất ngờ lớn. Trong khi nhiều ý kiến tranh luận tại Việt Nam cả năm nay vẫn loay hoay với câu hỏi vì sao “thế giới mới chỉ trồng có 80.000 ha” mà mình “tham vọng tới 200.000 ha”, thì Trung Quốc đã tiến một bước rất nhanh và rất xa.

Theo số liệu Viện Nghiên cứu nông nghiệp Nam Á giới thiệu, đến nay chỉ riêng Trung Quốc đã phát triển tới 66.600 ha mắc ca.

Đáng chú ý, từ năm 2013 và 2014 là tốc độ đột biến, khi năm 2011 mới chỉ khoảng 21.000 ha và 2012 mới chỉ gần 33.000 ha.

Vì sao Trung Quốc phát triển rất nhanh, cấp tập trong vài năm trở lại đây như vậy?

GS. Lục Siêu Trung giải thích ở bốn nguyên nhân: sau khi vượt qua những hoài nghi, các vườn mắc ca đã cho quả và năng suất, người ta mới làm; các nghiên cứu khoa học được ứng dụng, khắc phục cách làm tự phát trước đó; doanh nghiệp vào cuộc tạo kết nối chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến - thương mại; và đặc biệt là nhu cầu nội địa tăng nhanh khi người tiêu dùng bắt đầu biết đến, các sản phẩm chiết xuất tinh dầu cao cấp dần được ưa chuộng...

“Thị trường sẽ tự xử lý”

Chỉ riêng tại Quảng Tây vài năm trở lại đây, hàng chục doanh nghiệp lớn nhỏ đã vào cuộc. Những dự án trồng mới quy mô hàng trăm tỷ đồng bắt đầu được quy hoạch bài bản, đặc biệt là về hạ tầng.

Chỉ riêng tại huyện Long Châu, dự kiến sẽ có tới 9 nhà máy chế biến trong năm tới. Một số chủ đầu tư đã đặt vấn đề ký trước hợp đồng tiêu thụ với Him Lam và LienVietPostBank để chủ động đầu vào nguyên liệu do nhu cầu thị trường nội địa liên tục tăng…

Tổng hợp qua trao đổi với các nhà đầu tư tại đây cho thấy, chi phí đầu tư cho 1 mẫu ở khoảng 1.000 Nhân dân tệ, từ năm thứ 8 trở đi sẽ bắt đầu thu lãi từ 4.000 - 7.000 Nhân dân tệ, tùy cách làm và quản lý. Một số chủ đầu tư đã thu hồi vốn sau 3 - 4 năm, khi kết hợp với sản xuất giống.

Cũng như tại Việt Nam, Trung Quốc cũng đã và đang có tình trạng hỗn loạn giống mắc ca. Song, theo GS. Trung, vấn đề này là bình thường và thị trường sẽ tự xử lý.

“Chúng tôi phát triển không hẳn theo quy hoạch của nhà nước, cũng không quản lý được sự tự phát làm giống. Thị trường sẽ tự xử lý. Đó là khi có các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp làm ăn bài bản vào cuộc, tự họ sẽ phát triển diện tích, tự chọn lọc giống theo hiệu quả đầu tư. Giống hoặc cách làm kém chất lượng sẽ bị đào thải”, ông Trung nói.

Thực tế quá trình đào thải đã đến sau hàng chục năm qua, những nguồn giống kém chất lượng phải chặt bỏ, nhiều dự án phải tái cơ cấu với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài…

Quá trình đào thải đó cũng đã xuất hiện ở Việt Nam, khi một số hộ dân và mô hình làm mắc ca tự phát đã thất bại và dự báo sẽ còn nhiều thất bại nữa nếu cứ theo tình trạng hỗn loạn giống và thiếu quy hoạch, thiếu chuẩn hóa hiện nay.

Song, theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Việt Nam đi sau, nên có cơ hội để bớt đi sự “đau đớn” mà mắc ca Trung Quốc từng trải qua. Trong khi đó, điều kiện ưu việt về khí hậu và thổ nhưỡng của Tây Nguyên là lợi thế để phát triển hiệu quả hơn.

Đi sau, kế thừa những kinh nghiệm trên thế giới và gần gũi nhất là Trung Quốc, nhưng Việt Nam vẫn chưa phát huy được những lợi thế của mình. Và trong khi nhiều ý kiến đang tranh luận và hoài nghi, cơ quan chức năng còn bàn tính và đứng ở xa để cảnh báo, thì các hộ dân và doanh nghiệp vẫn tự làm, tự tìm cách nắm lấy cơ hội.

Theo Minh Đức (Vneconomy)

Viết bình luận


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

Tài chính - Ngân hàng 15:07

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) hợp tác cùng Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) triển khai hai tính năng mới là "Đặt sân Golf" và "Thể thao - Giải trí" trên ứng dụng Vietbank Digital nhằm giúp tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của khách hàng với nhiều ưu đãi đặc quyền.