Chuyện làm ăn
18/05/2015 13:14

Bầu Hiển nói gì về việc rút khỏi Thủy sản Bình An?

Vài ngày trước, thông tin ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) bất ngờ rút khỏi Hội đồng quản trị của Bianfishco (Thủy sản Bình An) đã gây xôn xao dư luận...

Chỉ trong thời gian ngắn từ đầu năm 2015, bầu Hiển bỗng dưng trở thành một cái tên “hot” trên các mặt báo với hàng loạt thông tin như: bầu Hiển muốn mua sân bay, bầu Hiển muốn đầu tư vào cảng biển, đầu tư vào ga Hà Nội,…

Riêng với Bianfishco, thương vụ ồn ào và tốn kém nhiều giấy mực suốt từ năm 2012, mới chỉ vừa kịp lắng xuống thì đã lại đã tạo nên một dư chấn mới. Như vậy là chưa hết nhiệm kỳ 5 năm, chính xác chỉ sau 2 năm rưỡi tham gia tái cơ cấu Bình An, cá nhân Bầu Hiển và công ty này đã chính thức không còn liên quan với nhau.

Nhớ lại câu chuyện năm 2012, khi công ty cũ của đại gia một thời Diệu Hiền vướng phải hàng loạt những vụ kiện tụng từ phía nông dân, các đối tác làm ăn xiết nợ,… khiến cho Bianfishco lúc đó lâm vào cảnh vỡ nợ và mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên ngân hàng SHB của Bầu Hiển đã xuất hiện đúng lúc và được ví như "cứu tinh" của Bình An và người nông dân.

Khi đó, xuất hiện thông tin cho rằng SHB đã thâu tóm Bianfishco bằng việc đứng ra mua lại 50% cổ phần, thực chất thương vụ này là như thế nào thưa ông?

Ông Đỗ Quang Hiển: Thực ra, tôi đại diện SHB tham gia tái cơ cấu Bình An là do SHB nhận sáp nhập với Habubank. Sau này mới bộc lộ ra rằng chỉ có 10% cổ phần của Bình An là do Habubank sở hữu, còn 50% số cổ phần là do khách hàng của Habubank (công ty Hồ Mây) cầm cố cổ phiếu của Bình An.

Khi SHB sáp nhập Habubank thì SHB cũng phải xử lý tất cả nợ xấu của Habubank, trong đó có nợ xấu của công ty Hồ Mây.

Như vậy, thực chất 50% cổ phần của Bình An là do khách hàng ủy quyền cho SHB đứng tên hộ chứ không thuộc sở hữu của SHB?

Đúng như vậy. SHB tham gia vào Bình An thực chất chỉ có 10%, còn 50% là do SHB được ủy quyền đứng ra xử lý nợ xấu cho công ty khách hàng của Habubank.

Việc này đã được báo cáo đầy đủ trong đề án sáp nhập, tái cấu trúc Bình An và đã được báo cáo lên Chính phủ, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính.

Nhớ lại hồi cuối năm 2012, thực trạng của Bình An lúc đó thực sự rất “rối ren”…

Thứ nhất, bà Diệu Hiền nợ người nông dân, người ta quây nhà máy, quây kín nhà bà Diệu Hiền biểu tình tố cáo bà ta lừa đảo, gây ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự xã hội.

Thứ hai, trước đó nhiều công ty cũng vào và hứa rằng sẽ tái cấu trúc, xong trả nợ cho người nông dân nhưng kéo dài đến 2-3 năm trời, người nông dân thực sự đã hết kiên nhẫn. Lúc tôi vào đó là ngày 20-8-2012, chỉ còn 10 ngày nữa là ông Trí (chồng bà Diệu Hiền) đến hạn cam kết với người nông dân.

Theo đó nếu không trả được tiền cho nông dân thì phải giao nhà máy cho họ. Mà nếu phải giao nhà máy thì khả năng lớn sẽ "nát" công ty. Họ lấy được gì thì họ lấy bởi vì người nông dân họ đâu có biết quản lý, có biết tái cấu trúc là gì đâu.

Người dân địa phương rất quan tâm tới vụ nợ nần của Bianfishco (năm 2012)

Người dân địa phương rất quan tâm tới vụ nợ nần của Bianfishco (năm 2012)

Dường như ông đã tốn rất nhiều công sức trong vụ này?

Nhớ lại khoảng thời gian đó, thực sự tôi rất “khổ”. Có những chuyện tôi chưa kể với ai, như chuyện thường xuyên phải họp kéo dài rất căng thẳng. Có hôm đáp xuống sân bay lúc 3 giờ chiều là họp liên tục đến tận 1, 2 giờ sáng, đói quá anh em phải ra tận huyện để mua cái bánh mỳ ăn tạm. Cái bánh mỳ nhiều mỡ và bì ở Hà Nội bình thường tôi không bao giờ ăn, trông thấy mỡ là sợ nhưng vào trong đấy đói quá là ăn hết.

Chuyện tái cấu trúc, nhà máy đang “be bét” như thế mà để dựng lại thì chỉ có tôi mới vào trực tiếp làm được vì trước đây tôi làm doanh nghiệp, làm sản xuất có kinh nghiệp rồi chứ cán bộ ngân hàng nói thật không ai làm được vì sản xuất nó khác hoàn toàn với ngân hàng.

Cụ thể ông đã làm gì khi đó?

Đứng trước thực trạng có thể nói là đường cùng của người nông dân và phá sản của nhà máy, và đặc biệt là tương lai của ngành thủy sản ở miền Tây, tôi đã quyết định đứng ra để đàm phán với các chủ nợ là các ngân hàng và các chủ nợ là doanh nghiệp, cá nhân.

Theo đó, SHB cho Bình An vay tiền để trả nợ cho nông dân và tái cấu trúc để nhà máy có thể tiếp tục sản xuất. Sau 2 năm, Bình An đã ổn định sản xuất, trở lại xuất khẩu, không chỉ tạo được việc làm cho hơn 1.000 công nhân mà còn giúp hàng ngàn nông dân có đầu ra cho con cá.

Nói vậy, kết quả kinh doanh của Bình An trong năm vừa qua đã có tín hiệu khả quan?

Hết 2014, Bình An thực chất không lỗ nhưng lũy kế thì lỗ. Con số lỗ là do lãi suất của các ngân hàng cộng dồn lại.

Tuy nhiên, các ngân hàng và chủ nợ đã thống nhất khoanh nợ, không tính lãi, nhưng trên sổ sách công ty thì vẫn phải tính. Con số lỗ lũy kế này không phải riêng SHB mà có đến 7 – 8 Ngân hàng cùng gánh chịu.

Sau gần 3 năm tái cơ cấu dưới bàn tay của Bầu Hiển và SHB, hoạt động kinh doanh của Bình An đã được cải thiện đáng kể

Sau gần 3 năm tái cơ cấu dưới bàn tay của Bầu Hiển và SHB, hoạt động kinh doanh của Bình An đã được cải thiện đáng kể

Một vấn đề khác, số tiền Bình An đang vay các ngân hàng và các chủ nợ là khoảng 1.700 tỉ, SHB chiếm bao nhiêu % trong số đó? Theo ông khoản nợ này sẽ được giải quyết trong bao nhiêu năm?

Tôi nghĩ có lẽ phải cần 10 năm để xử lý số nợ này. Trong 1.700 tỉ đó SHB có nhận của Habubank 10% cổ phần là 50 tỉ và xử lý nợ xấu do khách hàng cũ của Habubank nhận cầm cố là 125 tỉ, còn lại của các ngân hàng khác.

Mới đây, ông và ông Nguyễn Văn Lê đã rút khỏi Hội đồng quản trị của Bình An, ông có thể cho biết lý do cụ thể?

Thực ra, nguyên nhân ở đây là do Thông tư 36 của NHNN áp dụng ngày 1 tháng 2 là không cho vay những đối tượng có liên quan. Nếu tôi với anh Lê hiện là chủ tịch và tổng giám đốc SHB mà đồng thời là chủ tịch Bình An, tức là có liên quan thì SHB không thể cho Bình An vay được.

Do đó, tôi phải rút khỏi Bình An để SHB tiếp tục được cho vay.

Hiện giờ, SHB đang cho Bình An vay tổng cộng bao nhiêu?

Theo các hợp đồng, SHB cho Bình An vay để trả nợ nông dân là 261 tỉ, cho vay vốn lưu động để mua nguyên liệu khoảng hơn 100 tỉ, tổng cộng là gần 400 tỉ đồng.

Khi đọc báo cáo kiểm toán của Bình An, có một thông tin đáng quan tâm là kiểm toán loại trừ 1 số tài sản khó xác minh tính tồn tại, cụ thể là như thế nào thưa ông?

Trong kiểm toán tài sản Bình An, giá trị doanh nghiệp khoảng 1.700 tỉ nhưng có 1 số công nợ và tài sản thì kiểm toán loại trừ vì không có chứng từ đầy đủ để chứng minh. Vì ngày trước bà Diệu Hiền quản lý công ty theo kiểu gia đình, kế toán thì không có sổ sách gì hết: mua ô tô không có chứng từ, không có phiếu chi, …

Nói về xe ô tô thì bà ấy mua rất nhiều: xe chở hàng, xe chở cá, rồi ô tô 5-7 chiếc toàn xe sang. Ngoài ra, bà Diệu Hiền đầu tư phải đến 200 tỉ tiền mua cây cảnh, rồi xây biệt thự,… Vào bên trong nhà máy mà cứ như đi vào resort.

Vô tình đến Bình An và tham gia tái cấu trúc, theo ông đánh giá thì ngành này có tiềm năng không?

Tiềm năng chứ, bởi vì thế mạnh của Việt Nam là thủy sản, đặc biệt cá ba sa gần như độc quyền. Kim ngạch xuất khẩu cá của Việt Nam là hơn 3 tỉ USD, đây thực sự là ngành mũi nhọn về kinh tế và thế mạnh của miền Tây.

Xin cảm ơn ông!

Theo Thái Nam (Tri Thức trẻ/Cafebiz)
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Tài chính - Ngân hàng 10:38

Ngày 26-11-2024, PVcomBank ra mắt nền tảng ngân hàng số PVConnect Biz, mang đến những giải pháp tài chính số toàn diện dành cho các khách hàng tổ chức.

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.