Theo đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán TPHCM (HSC) tiếp tục dẫn đầu với thị phần vượt trội (12,48%) so với các CTCK còn lại.
Ảnh minh họa
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn vẫn chiếm vị trí thứ 2 dù thị phần công ty này đã tăng đáng kể, từ 8,06% trong quý II 10,95% trong quý III.
Tương tự là Công ty TNHH Chứng khoán ACB vẫn có mặt trong top 3 với thị phần tăng thêm 1,73 điểm phần trăm, từ 6,25% lên 8,08%.
Công ty Cổ phần Chứng khoán MayBank KimEng và Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCS) chiếm hai vị trí thứ 4 và 5 với thị phần 5,14% và 5,07%. So với quý II, KimEng đã tăng một bậc dù thị phần giảm nhẹ (từ mức 5,7%).
Đứng thứ 6 là Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinbankSC) có thị phần 4,04%.
Các công ty từ thứ 7 đến thứ 10 là Công ty Cổ phần chứng khoán MB, Công ty Cổ phần chứng khoán FPT, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt và Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect có thị phần từ 3,6% đến 3,23%.
So với top 10 của quý II, VCS,VietinbankSC và Bảo Việt trở lại thay thế cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt và Công ty CPCK Ngân hàng Nông Nghiệp (Agriseco).
Thị trường trái phiếu quý III chỉ còn là “sân chơi” của 8 công ty chứng khoán. Đứng đầu thị trường là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và BVSC chiếm thị phần vượt trội với tỷ lệ 38,41% và 33,96%. Công ty CPCK An Bình cũng có mặt trong top 3 với 11,75% thị phần.