Nhiều công ty chứng khoán đang lỗ nặng. Ảnh: Minh họa.
Tuy nhiên nếu nhìn vào số liệu lỗ lũy kế, hiện có 23 CTCK có lỗ lũy kế trên 30% vốn điều lệ, trong đó có 2 CTCK đã “mất sạch” vốn là SBS và chứng khoán Cao su.
5 CTCK có lỗ lũy kế trên 50% đều có tỷ lệ vốn khả dụng trên 150% là Hà Thành, Tầm Nhìn, Vina, Quốc Gia, Sao Việt và Nam An.
Trong số này có những CTCK tên tuổi như chứng khoán MBS, Bảo Việt, Rồng Việt, Âu Việt, Hải Phòng…
Theo Điều 11 Thông tư 226, các công ty có tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120% như SBS và RUBSE sẽ phải báo cáo hàng ngày về tỷ lệ vốn khả dụng cho UBCK trước 16h hàng ngày, các công ty có tỷ lệ an toàn vốn từ 120-150% phải báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng một tuần một lần trước thứ Sáu hàng tuần.
CTCK bị kiểm soát đặc biệt nếu sau 6 tháng không khắc phục được và có lỗ gộp vượt 50% vốn điều lệ trở lên thì bị đình chỉ hoạt động. Hiện sắp tới UBCK sẽ giảm thời gian kiểm soát đặc biệt xuống 4 tháng và sẽ có chế tài cho CTCK ngừng hoạt động nếu CTCK không còn nợ nần gì nhà đầu tư.
Thực tế ở thời điểm hiện tại, khá nhiều CTCK nhỏ sống lay lắt, có 7 công ty chứng khoán vốn 35-37 tỉ đồng, tức là chỉ được thực hiện 2 nghiệp vụ là môi giới và tư vấn. Mỗi ngày hai sàn giao dịch 500 tỉ đồng, chỉ bằng ¼ những năm trước, trong khi 60% thị phần tập trung vào 10 CTCK hàng khiến các CTCK nhỏ thi nhau xin rút mảng môi giới. Điều này dẫn đến việc các công ty nhỏ này chỉ “cầm chừng qua ngày” và “thoi thóp” chờ Luật cho phá sản.