13/04/2016 10:36

Điểm gì hấp dẫn khiến Alibaba chọn Lazada?

Alibaba Group Holding Ltd đã chi khoảng 1 tỉ USD để mua cổ phần kiểm soát tại Lazada, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á.

Với thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử của mình ở nước ngoài, có vẻ như gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc đang tìm kiếm các “mảnh đất màu mỡ” trong bối cảnh hoạt động tăng trưởng kinh doanh đang chậm lại ở quê nhà, Reuters cho biết.

Lazada là một trang web bán hàng trực tuyến được thành lập bởi Internet Rocket của Đức vào năm 2012, có trụ sở chính tại Singapore và cũng hoạt động ở Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường này còn khá mới mẻ khi mà thương mại điện tử chỉ chiếm 1% - 2% tổng doanh thu bán lẻ. Đây sẽ là cơ hội để Alibaba khai thác tiềm năng tăng trưởng của khu vực.

"Đông Nam Á có rất nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về những thói quen của người tiêu dùng, thương mại trong khu vực và thị hiếu" - Duncan Clark, chủ tịch của công ty tư vấn đầu tư BDA Trung Quốc cho biết.

"Trên thực tế, rõ ràng Rocket đã tạo ra một “cỗ máy bán lẻ trực tuyến” tăng trưởng khá nhanh trong khu vực nhưng thiếu quy mô và sự đầu tư. Điều này có sức hấp dẫn rõ ràng với Alibaba."

Lazada đã cho thấy, doanh thu tăng 81% trong chín tháng đầu năm 2015, khi lượng khách hàng tăng hơn ba lần lên đến 7,3 triệu người.

Ngoài những khoản chi phí cho thuế và khấu hao, Lazada vẫn “kiếm lời” 212,9 USD trong năm 2015, theo thông tin từ Reuter.

Theo thỏa thuận, Alibaba sẽ mua khoảng 500 triệu USD cổ phiếu Lazada mới ban hành, phần còn lại sẽ được mua từ các cổ đông hiện tại, tổng cộng Alibaba sẽ chi khoảng 1,5 tỉ USD để thâu tóm được Lazada.

Mở rộng đầu tư nước ngoài


Alibaba đã trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc (Ảnh minh họa)

Alibaba đã trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc (Ảnh minh họa)

Một trong những lý do khiến Alibaba mở rộng đầu tư nước ngoài chính là bởi hoạt động kinh doanh của công ty tại thị trường Trung Quốc ngày càng ảm đạm.

Trong ba tháng cuối năm 2015, tổng giá trị hàng hóa giao dịch trên các trang web thương mại điện tử của công ty đã tăng chậm nhất trong hơn ba năm.

Ailbaba đã bị ảnh hưởng bởi một loạt các vấn đề, bao gồm: Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thấp nhất trong một phần tư thế kỷ, chiến dịch “quét sạch” hàng giả đang thịnh hành trên các websize của Alibaba và sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nhỏ hơn JD.com Inc.

Ngoài ra, đây cũng không phải là thỏa thuận đầu tư đầu tiên của Alibaba ở Đông Nam Á. Trước đó, gã khổng lồ Trung Quốc cũng đã mua cổ phần tại công ty hậu cần Bưu chính Singapore Ltd.

Thâu tóm đối thủ


Web thương mại điện tử Lazada

Web thương mại điện tử Lazada

Khi lần đầu tiên Lazada xuất hiện tại Đông Nam Á, nó đã được coi như một phiên bản khác của Amazon.com Inc.

Đồng thời, sự phát triển khá nhanh chóng tại thị trường đang phát triển này đã khiến cho Lazada trở thành một trong những mô hình tốt nhất của Rocket Internet.

Theo thống kê của Euromonitor, doanh số bán hàng của Lazada hiện xếp thứ 2 tại Việt Nam và thứ 5 tại Singapore. Vì vậy, Lazada sẽ là một đối thủ “đáng gờm” của Alibaba khi công ty muốn thâm nhập vào khu vực này.

"Chúng tôi đã lo ngại rằng, Lazada có thể trở thành một nạn nhân của cuộc cạnh tranh khốc liệt từ Alibaba, nhưng gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc đã mua lại đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn với một định giá đáng kể" - nhà phân tích Berenberg Sarah Simon nhận định.

Nhờ đó, mà “mối lo ngại rằng Rocket Internet không thể xây dựng các doanh nghiệp đáng tin cậy đã được dịu dần" - Berenberg Sarah Simon cho biết.

Phát triển thị trường

Hiện tại, Lazada đang làm việc với bên thứ ba nhằm phát triển dịch vụ hậu cần bao gồm việc giao, nhận và thanh toán với khách hàng.

Trong tháng12/2015, công ty cho biết họ đã có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng kho hàng từ 10 lên 20 trong vài năm tới để theo kịp với sự phát triển của thương mại điện tử ở các thành phố lớn.

Thị trường thương mại điện tử cho doanh nghiệp và người tiêu dùng tại các quốc gia Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan chỉ đạt tổng doanh thu khoảng 10,5 tỉ USD trong năm 2015, chiếm 1,5% doanh số bán lẻ toàn khu vực, theo dữ liệu công ty tư vấn Frost & Sullivan.

Trong khi đó, thương mại điện tử hiện đang chiếm 10% doanh thu bán lẻ ở Trung Quốc và 8% đối với thị trường Mỹ. Vì vậy, việc Alibaba mua lại Lazada sẽ mở ra cơ hội kinh doanh lớn cho công ty tại khu vực này.

Theo Nguyễn Thắm (Bizlive)

Tin liên quan

Viết bình luận

Kiểm tra thịt gà nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá
19/8/2017 548 1k
Đoàn khảo sát sẽ tiến hành rà soát mặt hàng thịt gà nhập khẩu tại một số cửa khẩu và Trung tâm thương mại lớn trên cả nước.
Hai cơ sở đặc sản Đà Lạt bị phạt do sử dụng “cò”
16/8/2017 548 1k
Ngoài chèo kéo khách, 2 cơ sở bán đặc sản Đà Lạt còn bị phạt do nhiều vi phạm khác
Quản thực phẩm: Thiếu liên kết là hỏng!
13/8/2017 548 1k
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chỉ đáp ứng được 20%-30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại phải nhập nên việc kiểm soát, quản lý gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của các tỉnh, thành
Doanh nghiệp Việt đứng ngoài chuỗi đồng giá
11/8/2017 548 1k
Siêu thị, cửa hàng tiện lợi… đang phải chia sẻ khách hàng với chuỗi cửa hàng đồng giá ngoại đang trụ khá vững ở thị trường Việt Nam
Vô tình tìm ra giống chôm chôm "độc, lạ, ngon"

Vô tình tìm ra giống chôm chôm "độc, lạ, ngon"

Chỉ bán quả của 75 cây chôm chôm giống mới “độc, lạ” do chính mình phát hiện ra mà 1 vụ anh Dương Văn Lợi ở Bến Tre lãi ròng gần 200 triệu đồng.