Chang Tan là một chàng trai đến từ London, Anh. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh đầu quân cho một ngân hàng đầu tư và chưa có cơ hội khám phá đó đây.
Mọi chuyện thay đổi kể từ khi Chang xin nghỉ phép dài ngày vào đầu năm 2014 để chuẩn bị cho hành trình còn chưa có tên điểm đến. Tới tháng 4-2015, Chang Tan ghé thăm làng Kibune, Kyoto, Nhật Bản và thưởng thức mì trượt máng tre nagashi-somen nổi tiếng tại đây.
Nước dùng của nagashi-somen thường được pha giữa nước tương, nước canh cá và một chút rượu sake. Ảnh: Julia Frost.
Từng tìm hiểu nhiều về nagashi-somen, Chang quyết tâm dành một ngày trong chuyến đi Kyoto để tìm đến tiệm ăn nổi tiếng với món ăn này ở làng Kibune. Chang bắt chuyến tàu từ trung tâm Kyoto đến Kibune hết nửa tiếng. Khoang hành khách đông đúc với vô số người dân địa phương mang theo đủ loại dụng cụ leo núi chuyên nghiệp, họ đang đi tránh cái nóng nực của mùa hè trong thành phố Kyoto.
Không tìm được xe buýt tại ga Kibune-guchi, Chang quyết định đi bộ tới tiệm ăn. Nagashi-somen là một trong những món ăn truyền thống của người Nhật được dùng vào mùa hè. Trong đó, somen là một loại mì có sợi mảnh, thường được dùng lạnh.
Người ta chỉ tốn khoảng vài phút để chần mì trước khi ăn kèm với nước dùng nguội, rắc thêm chút hành lá. "Nagashi" mang nghĩa chảy (trôi). Nagashi-somen là loại mì somen thực khách dùng đũa gắp mì được thả theo dòng nước mát chảy trong máng tre.
Khung cảnh quán ăn Hirobun. Ảnh: Ching Chong Chang.
Nửa tiếng sau, nhân viên gọi tới số phiếu của Chang khi một gia đình người Singapore gác đũa. Anh hào hứng vào bàn ăn với đôi đũa sẵn sàng trên tay, chực chờ những nắm mì trôi theo máng tre tới chỗ ngồi.
Chang nhanh nhẹn gắp một nắm mì, nhúng vào bát nước dùng rồi xì xụp ,trong lúc mắt không chút lơ là để ý tới những nhúm mì đang trôi tới. Chang Tan đã nghĩ rằng anh sẽ là vị khách đầu tiên mở hàng Hirobun vì đã khởi hành rất sớm, song có rất nhiều người khác đã ở đó.
Chang ghi tên đặt chỗ và nhận được phiếu chờ lượt thứ 34, anh khá đắn đo vì cửa hàng 11 giờ trưa mới mở cửa. Tuy nhiên, anh mừng rỡ khi thấy vài người đang ngồi đợi trong khi những bàn ăn có thể phục vụ tối đa 12 người một lượt.
Những đứa trẻ cùng bàn hào hứng hơn Chang Tan gấp bội. Ảnh: Ching Chong Chang.
Cuối cùng, một nhúm mì được nhuộm màu trượt ra báo hiệu lượt ăn đã kết thúc. Chang gác đũa và tráng miệng bằng bánh mochi trong cảm giác mãn nguyện. Bụng dạ đã ấm, anh cảm thấy sẵn sàng cho chuyến leo núi tới Kurama sau đó.
Máy thả mì rất đúng giờ nên nếu các thực khách để tuột mất lượt nào, phần mì đó sẽ được bỏ đi khi trôi đến cuối cùng. Hai máng tre phục vụ 7 bàn ăn khác nhau. Theo phép lịch sự, những thực khách trong một bàn sẽ lần lượt gắp mì để tránh trường hợp ai ngồi gần đầu máng nhất sẽ có phần, còn những người còn lại phải chịu đói.
Chang chia sẻ rằng đó thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời trong chuyến thăm Nhật Bản bởi mọi người không có nhiều dịp đùa nghịch với thức ăn được phục vụ đặc biệt như vậy.
Chang cũng bày tỏ sự ngạc nhiên khi mô hình ăn uống này của người Nhật chưa hề được thương mại hóa tới những miền đất khác, đó chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm ẩm thực thú vị mà cả trẻ em lẫn người lớn đều yêu thích.
Cách người Nhật thưởng thức nagashi-somen:
Khách Tây thích thú với mì trượt máng ở Nhật Bản
Khách Tây thích thú với mì trượt máng ở Nhật Bản