Với vai trò điều tiết tài chính quốc gia, ngành ngân hàng và nhân sự ngân hàng luôn gây chú ý. Nhất là thời gian gần đây, việc xuất hiện những chuẩn mực, tiêu chí đánh giá mới như sự sáng tạo, trẻ trung; công nghệ đột phá; chính sách hoạt động cởi mở, chân thành, linh hoạt với các vấn đề xã hội… đã khiến nhiều nhà băng phải chi mạnh tay để hút nhân sự, đặc biệt là những nhân sự có kinh nghiệm, nhằm gấp rút đổi mới mình. Vậy nên, mới hôm trước, ông A/chị B còn là phó tổng giám đốc/nhân viên ngân hàng này, sáng hôm sau đọc báo đã thấy được bổ nhiệm làm tổng giám đốc/lãnh đạo ngân hàng kia. Trước những thông tin như vậy, ban đầu, dư luận còn xôn xao, ngờ vực về những cuộc đổi chủ, nhưng giờ đây, họ chỉ theo dõi việc đi, ở này để có cái nhìn rõ nét hơn về chất lượng môi trường làm việc thật sự của các ngân hàng.
Trên thực tế, nếu ngân hàng chỉ bung tiền giành nhân sự mà môi trường không ổn thì cũng không thể giữ nhân sự dài lâu. Ngược lại, một ngân hàng có môi trường ổn định, thân thiện nhưng không mang đến cho CBNV cơ hội về thăng tiến, tăng lương hay thử sức với những cái mới thì cũng khó mà không xảy ra biến động nhân sự. Riêng đối với người lao động, đôi khi "một cuộc dạo chơi" cũng rất cần thiết cho những ai muốn kiếm tìm cho mình ông chủ xứng đáng.
Trong thị trường tuyển dụng, tuy không chính thức, và cũng không biết tự lúc nào, phòng tuyển dụng của các ngân hàng thường đánh giá khá cao các ứng viên đến từ Sacombank; bên cạnh đó, có vẻ thương hiệu Sacombank cũng tiếp sức không ít cho các cựu nhân viên khi "sale" mình với nhà tuyển dụng. Giới ngân hàng cũng công nhận, Sacombank là một lò đào tạo khá uy tín, chất lượng khi mà 99% cán bộ quản lý hiện tại đều được quy hoạch và phát triển từ nguồn nội bộ. Ngoài ra, một số vị trí cốt cán ở các ngân hàng bạn hiện nay cũng là người có xuất thân từ Sacombank. Thậm chí, một số CBNV Sacombank sau khi trải nghiệm môi trường làm việc ở một số nhà băng hoặc doanh nghiệp trong lĩnh vực khác, cũng đã quay trở lại làm việc cho Ngân hàng.
Nguồn cơn của tất cả những điều này là do Sacombank luôn xem Nhân sự và đào tạo là một trong 6 lĩnh vực cốt lõi (*) mà Ngân hàng chú trọng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Cụ thể, Sacombank không chỉ nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách để đáp ứng nhu cầu, sự kỳ vọng của các thế hệ nhân sự mà còn luôn vận dụng các ứng dụng công nghệ, xu hướng quản trị tiên tiến của các nước phát triển để tối ưu hóa hiệu quả quản trị nhân sự nhưng vẫn giữ cho mình bản sắc riêng. Bên cạnh đó, quá trình tuyển dụng - đào tạo - bố trí sử dụng - theo dõi đánh giá - đãi ngộ cũng được Sacombank triển khai đồng bộ và thống nhất. Ngay từ khâu đầu vào, các ứng viên đã qua quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp; tiếp đến là đào tạo và phát triển dựa theo khung năng lực của chức danh. Tài năng và sự cống hiến của CBNV cũng được Sacombank khuyến khích thể hiện và ghi nhận thông qua các cơ chế lương, phúc lợi cạnh tranh cùng các cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp.
Trong cuộc chuyển mình tái cơ cấu với không ít chuyển động về nhân sự. Sacombank vẫn giữ cho mình một môi trường làm việc chất lượng. Từ đầu năm 2017 đến nay, đã có hơn 3.000 nhân sự đầu quân về Ngân hàng. Mới đây, dựa trên nền tảng ISO 9001:2015, Sacombank đã áp dụng quy chế quy trình quản trị mới. Theo đó, các quy trình quản lý nội bộ đều thông qua sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với công nghệ, cấp trên - cấp dưới, giữa môi trường luật pháp và thể chế. Sacombank còn cụ thể hóa các khâu quản lý, kèm theo là chế độ thu nhập linh hoạt cho CBNV.
Đầu tháng 10-2017, sau mười tháng kể từ khi đón nhận Chứng nhận ISO 9001:2015 về hệ thống quản lý chất lượng do Bureau Veritas Certification cấp, Sacombank đã cùng với Veritas triển khai đợt đánh giá định kỳ thường niên lần một. Kết quả, Veritas đánh giá cao hệ thống quản lý chất lượng và duy trì chứng nhận ISO 9001:2015 cho Sacombank.
(*) 6 lĩnh vực cốt lõi: Nhân sự và đào tạo, Cấp tín dụng, Huy động vốn, Kinh doanh ngoại hối, Thanh toán quốc tế, Thanh toán nội địa.