Một trong những đặc điểm của người Việt Nam là ít chia sẻ các kinh nghiệm ứng xử tiền bạc, xem nợ nần là điều xấu hổ. Trong khi đó, người dân ở các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản hay Singapore lại bắt đầu từ những kiến thức chi tiêu để có thể tự tin vay nợ, cải thiện cuộc sống.
Theo các chuyên gia tài chính, người vay nợ để tiêu dùng được hiểu là những thứ khiến ta mất tiền mà không tạo ra thu nhập. Ví dụ, một chiếc điện thoại xịn, một chiếc áo hàng hiệu…Trái lại, những vật dụng như một chiếc ô tô, máy tính cấu hình đủ mạnh… không chỉ dừng lại ở mục đích tiêu dùng mà về cơ bản có thể giúp chúng ta tạo ra thu nhập.
Tuy nhiên, lằn ranh phân định giữa tài sản tiêu dùng và tài sản tạo ra thu nhập khá mong manh. Cụ thể, một chiếc xe máy có thể phục vụ cho việc đi lại của cá nhân nhưng cũng có thể là phương tiện để tăng thêm thu nhập. Do đó, việc xác định đúng thứ cần mua với thứ muốn mua giúp người vay tiềncó thể đưa ra những quyết định hợp lý.
Nếu khoản vay dùng để mua tài sản đầu tư thì nguồn tiền trả nợ phải được tạo ra từ tài sản đó. Như thế, khoản vay này là nợ tốt sẽ giúp cho người vay tăng thu nhập, thậm chí nâng cao giá trị sức lao động. Trái lại, tài sản hình thành từ khoản vay nhưng không sinh lợi là nợ xấu, khiến người vay gặp khó khăn trong việc chi trả, trở thành gánh nặng cuộc sống.
Ảnh minh họa
Ví dụ, anh Nguyên là một nhân viên thiết kế đồ họa với mức lương hiện tại là 10 triệu đồng/tháng. Để nâng cao chất lượng công việc, anh cần mua một chiếc laptop. Theo đó, Nguyên có thể lựa chọn tiết kiệm trong 7 tháng để mua theo hình thức vay trả góp.
Thông qua FE Credit tại cửa hàng Thế Giới Di Động và với thủ tục nhanh gọn gồm CMND và bằng lái xe, anh Nguyên chọn mua trả góp chiếc Dell Vostro 3578 i7 có giá 20.990.000 đồng trong 12 tháng. Bước đầu, anh thanh toán 20% giá trị của sản phẩm.
Sau khi khấu trừ mọi khoản chi tiêu cố định, mỗi tháng Nguyên còn dư khoảng 3 triệu đồng/tháng và lần lượt mỗi tháng trả góp vốn và lãi 1.953.500 đồng, anh vẫn tích lũy được hơn 1 triệu đồng/ tháng.
Nhờ chiếc laptop mới, Nguyên đã cải thiện chất lượng công việc và được tăng lương lên 13 triệu đồng/tháng. Nếu khấu trừ các khoản chi tiêu cho cuộc sống và số tiền trả góp hằng tháng, anh đã tích lũy được 6-7 triệu đồng/tháng. Như vậy, đây là một khoản nợ tốt có giá trị đầu tư cho sự nghiệp và tương lai.
Tuy nhiên, việc vay nợ có một nguyên tắc mà người vay cần tuân thủ. Đó là, chỉ nên vay những khoản tiêu dùng nếu số tiền trả vốn và lãi định kỳ hằng tháng nhỏ hơn 1/2 số tiền tích lũy được sau khi đã trừ mọi chi phí sinh hoạt.
Từ những vấn đề này, người có nhu cầu vay nợ cần đặt ra hai câu hỏi:
- Khoản vay này phục vụ cho mục tiêu đầu tư hay tiêu dùng?
- Nếu là khoản vay tiêu dùng thì liệu số tiền thanh toán định kỳ có nhiều hơn 1/2 thu nhập sau khi trừ chi tiêu của bạn hay không?
Như thế, với việc rèn luyện thói quen chi tiêu có kế hoạch, người vay nợ không chỉ chủ động mà còn có thể khai thác hiệu quả các khoản nợ để nâng cao chất lượng cuộc sống.