VnMoney
11/12/2017 11:45

Ngân hàng, vốn ngoại và làn sóng thứ hai bắt đầu

Làn sóng thứ hai của vốn ngoại vào ngân hàng Việt bắt đầu hình thành sau hai thập kỷ...


Ngân hàng, vốn ngoại và làn sóng thứ hai bắt đầu - Ảnh 1.

Cuối tuần này, khi trả lời VnEconomy, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho thấy sự sốt ruột: mọi mặt đã sẵn sàng để nâng tầm hoạt động, chỉ còn chờ duy nhất việc bán vốn cho nước ngoài.

Trong khi đó, với cơ chế chủ động và năng động của ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, với sự thay da đổi thịt nhanh chóng, các thương vụ lớn đang diễn ra sôi động.

Làn sóng thứ hai

Cuối tuần qua, ngày 7/12, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) ký xong hợp đồng bán 4,99% vốn sau phát hành cho Quỹ đầu tư PYN Fund Management (Phần Lan), trị giá gần 40 triệu USD.

Hẳn sẽ có những cái nhíu mày trên thị trường, khi tính ra nhà đầu tư ngoại đã trả tới khoảng 30.000 đồng/cổ phần trong thương vụ trên, mức giá đầu tư vào một ngân hàng vừa khắc phục xong tình trạng lỗ âm vốn và đang cho hướng hồi phục nhanh gần đây.

Mặt khác, thực tế nhiều năm qua, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác của Việt Nam từng lên kế hoạch bán vốn cho nước ngoài, nhưng đến nay vẫn chưa thể hiện thực, chưa nói đến mức giá bán được cao như vậy.

Trước TPBank, thương vụ nổi bật hơn với quy mô lớn hơn gắn với kết quả IPO của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), hồi tháng 5 vừa qua. Với gần 50 nhà đầu tư nước ngoài đặt mua tới gấp bốn lần lượng chào bán, VPBank đã thu về 250 triệu USD.

Giá bán của VPBank cũng ở mức cao tại thời điểm đó, lên tới 39.000 đồng/cổ phần. Đây cũng là mốc tham chiếu cho cổ phiếu VPB của ngân hàng này chào sàn HOSE cuối tháng 7 vừa qua. Độ cao của nó đến mức, ở phương diện giá, VPBank đã chào sàn không thành công vì giá cổ phiếu sụt giảm ngay sau đó và mất một thời gian dài mới tiếp cận lại được mức 39.000 đồng.

Nhưng ở khía cạnh thu hút vốn ngoại, phải sau chục năm, VPBank mới là trường hợp đầu tiên của khối ngân hàng tư nhân Việt Nam tạo được thành công với quy mô 250 triệu USD đó, đặc biệt là mức thặng dư qua giá bán.

Song, với những gợi mở bước đầu, quy mô đợt IPO của VPBank có thể sẽ xếp sau kế hoạch của Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank).

HDBank cho biết chuẩn bị bán 20% cổ phần trong đợt IPO cho các nhà đầu tư nước ngoài, với kỳ vọng thu về 300 triệu USD. Và ngay lập tức, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã "soi" đây dự kiến là vụ IPO lớn thứ hai trong lịch sử ngân hàng Việt Nam (sau Vietcombank với 463 triệu USD năm 2007), nếu thành công sẽ là cơ sở để nâng điểm tín nhiệm…

Với những thương vụ và kế hoạch trên, sau hai thập kỷ, làn sóng thứ hai của vốn ngoại chảy vào các ngân hàng Việt Nam đang định hình. Trước đó, những năm 2006 - 2008, làn sóng thứ nhất đã từng cho thấy quy mô lớn và mở rộng với hàng chục thương vụ.

Con đường ngắn nhất

Trong kế hoạch trên, nếu thành công như tính toán, HDBank thu về hơn 6.600 tỷ đồng. Ngay lập tức, tấm đệm vốn cho ngân hàng tăng mạnh, cùng sức hấp dẫn của phần thặng dư.

Trong đánh giá mới đây, Moody’s cũng nhấn mạnh đến giá trị trên, ở khía cạnh bù đắp và gia tăng vốn cấp 1 cho ngân hàng, trong điều kiện và xu hướng gia tăng tín dụng.

Hay trước đó, IPO bán vốn cho nước ngoài thành công, VPBank cũng nhanh chóng tạo được bộ đệm mà lãnh đạo ngân hàng này cho rằng ít nhất trong hai năm tới họ không phải lo đến chuyện tăng vốn.

Làn sóng thứ hai của vốn ngoại vào ngân hàng Việt đang mở ra cơ hội và giá trị cụ thể như vậy. Vì nó là con đường ngắn nhất.

Bởi lẽ, với thị trường trong nước, để một lúc thu hút thành công quy mô 5.000 - 6.000 tỷ như những thương vụ trên, thậm chí trên 10.000 tỷ ở ngân hàng lớn, tình huống trở nên hạn chế về nguồn tiền và đối tác.

Thứ nhất, quy định đã rõ, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước "lắm tiền" với trào lưu đầu tư vào ngân hàng giai đoạn trước đây đã bị chặn lại.

Thứ hai, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước, hiện đã được luật hóa, là nguồn vốn đầu tư lô lớn như trên vào ngân hàng phải là tiền thật, không được vay mượn, phải chứng minh được nguồn gốc.

Như trên, trao đổi với VnEconomy, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank cho rằng, bán cho nhà đầu tư nước ngoài với lô lớn để tăng vốn đang là lựa chọn duy nhất và con đường ngắn nhất. Bởi trong nước rất khó để tìm được tổ chức rót cả chục nghìn tỷ tiền thật tham gia được.

"Tại Vietcombank, mọi cái đều đã sẵn sàng, để vận hành theo tiêu chuẩn Basel 2 một cách thực chất. Chỉ còn lại duy nhất việc tăng vốn qua bán cho nhà đầu tư nước ngoài, để nâng hệ số an toàn vốn (CAR), cho vốn cấp 1 chứ không phải hạn chế ở vốn cấp 2", ông Thành nói.

Hơn một năm qua Vietcombank đã chuẩn bị phương án và cơ chế. Đến nay, trường hợp Quỹ đầu tư GIC của Singapore không phải là lựa chọn duy nhất. Cơ chế mở, được giá, khi được phép Vietcombank lập tức thông báo chào và "khớp" ngay với những nhà đầu tư trả giá hợp lý.

Hiện Vietcombank vẫn đang chờ bước cuối cùng của cơ chế thông qua, để sẵn sàng nhập cuộc làn sóng thứ hai này.

Và dự kiến, cùng với những cơ chế đó, "ông lớn" Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng sẵn sàng tìm kiếm nhà đầu tư và nhập cuộc trong thời gian tới.

Từ diễn biến 2017, triển vọng nối tiếp ở Vietcombank, BIDV… trong 2018, làn sóng thứ hai của vốn ngoại vào ngân hàng Việt dự báo sẽ tiếp tục mở rộng.

Một mặt, làn sóng này tiếp thêm nguồn lực mới và lớn cho hệ thống. Mặt khác, nó phản ánh sức khỏe và sức hấp dẫn của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã cải thiện rõ hơn sau giai đoạn khó khăn 2011 - 2016.

Theo VnEconomy
BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho đồng bào nghèo

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho đồng bào nghèo

Hoạt động cộng đồng 18:24

Sáng 2-11-2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát động Giải chạy thiện nguyện online “Tết ấm cho người nghèo Xuân Ất Tỵ 2025”.

Một hãng ô tô sắp đạt cột mốc 1 triệu xe

Một hãng ô tô sắp đạt cột mốc 1 triệu xe

Thị trường 14:52

(NLĐO) - Công ty Ô tô Toyota Việt Nam vừa công bố doanh số bán hàng trong tháng 10 đạt 8.898 xe, tăng 25% so với tháng trước (bao gồm xe Lexus).

Khánh Hòa sẽ hưởng lợi gì khi 02 sân bay quốc tế được mở rộng, khánh thành?

Khánh Hòa sẽ hưởng lợi gì khi 02 sân bay quốc tế được mở rộng, khánh thành?

Doanh nghiệp 12:44

Sở hữu sân bay Quốc tế Cam Ranh, kết nối thuận tiện đến sân bay quốc tế Long Thành đang giúp địa phương khẳng định vị thế vững chắc trên bản đồ du lịch Việt.

Belluni - Hành trình hơn một thập kỷ trên con đường phát triển thời trang “xanh” bền vững

Belluni - Hành trình hơn một thập kỷ trên con đường phát triển thời trang “xanh” bền vững

Thị trường 17:58

Ưu đãi ngập tràn nhân kỷ niệm 13 năm thành lập Công ty Kinh doanh thời trang - thương hiệu Belluni - thương hiệu thời trang dành cho quý ông công sở lịch lãm

Thương hiệu Vietnam Coffee mang tinh hoa cà phê Việt đến sự kiện ra mắt sản phẩm mới

Thương hiệu Vietnam Coffee mang tinh hoa cà phê Việt đến sự kiện ra mắt sản phẩm mới

Doanh nghiệp 17:03

Giao thoa giữa hiện đại và truyền thống, Vietnam Coffee - thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (VINACAFE), mang lại cảm xúc sâu lắng tại sự kiện ra mắt vừa qua.

Quý III/2024, Masan Consumer tăng trưởng hai con số

Quý III/2024, Masan Consumer tăng trưởng hai con số

Doanh nghiệp 16:28

Ngành tiêu dùng bán lẻ được dự báo có tiềm năng bứt phá trong cuối năm nay. Masan Consumer gây chú ý khi hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

Sanvinest Khánh Hòa - 21 năm xây dựng và phát triển

Sanvinest Khánh Hòa - 21 năm xây dựng và phát triển

Doanh nghiệp 16:27

Trải qua 21 năm, Sanvinest Khánh Hòa đã gặt hái được nhiều thành công, vinh dự đón Huân chương lao động hạng Nhất và nhiều giải thưởng danh giá