VnMoney 22/03/2021 16:18

Mobile Money khác gì ví điện tử?

(NLĐO) – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết điểm khác biệt lớn nhất giữa dịch vụ Mobile Money và ví điện tử là không yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước vừa có thông tin xung quanh về việc triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Theo Ngân hàng Nhà nước, với gần 125 triệu thuê bao di động, khoảng 30% người trưởng thành chưa có tài khoản ngân hàng, cơ hội cho việc phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam là rất lớn.

Mobile Money hướng đến đối tượng khách hàng là người dân miền núi, vùng sâu vùng xa, các vùng nông thôn, chưa có tài khoản ngân hàng cũng như điều kiện sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại. Do đó, Mobile Money nếu được quản lý tốt sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế và các đối tượng tham gia.

Mobile Money khác gì ví điện tử? - Ảnh 1.

Người dùng có thể đăng ký mở tài khoản Mobile Money sau khi các doanh nghiệp viễn thông được chấp thuận triển khai. Ảnh: Linh Anh

"Điểm khác biệt lớn nhất giữa dịch vụ Mobile Money và ví điện tử là không yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng. Dịch vụ này sẽ hỗ trợ cho việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam" - Phó thống đốc Nguyễn Kim Anh nói.

Cụ thể, khách hàng mở và sử dụng dịch vụ Mobile Money không đòi hỏi có tài khoản ngân hàng. Khách hàng cần có SIM thuê bao di động được định danh, xác thực theo quy định của pháp luật, có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề là có thể mở và sử dụng dịch vụ. Để hạn chế rủi ro trong giai đoạn thí điểm và phù hợp với giao dịch giá trị nhỏ, hạn mức giao dịch của Mobile Money chỉ 10 triệu đồng/tháng.

Ngay sau khi các doanh nghiệp viễn thông đáp ứng điều kiện và được chấp thuận triển khai cung ứng dịch vụ Mobile Money, người dân đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể đăng ký mở, nạp tiền và sử dụng.

Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money, khách hàng phải cung cấp CMND/CCCD hoặc hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động. Mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản Mobile Money tại mỗi doanh nghiệp viễn thông.

Khách hàng có thể sử dụng Mobile Money để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như: nạp, rút tiền, thanh toán việc mua hàng hóa, dịch vụ, chuyển tiền. Người dùng không được cho thuê, mượn, trao đổi, tặng, cho hoặc mua, bán tài khoản Mobile Money để đảm bảo an toàn, bảo mật khi sử dụng dịch vụ.

"Mobile Money là dịch vụ mới tại Việt Nam, do đó, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Công an trong việc thẩm định, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt phối hợp trong việc hoàn thiện chính sách về dịch vụ này sau 2 năm thí điểm" - Phó thống đốc nhấn mạnh.

Thái Phương

Tin liên quan

Viết bình luận

Mừng sinh nhật 30 năm, ACB ra mắt ngân hàng tự động ACB lite
6/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Chào đón sinh nhật tuổi 30, ACB ra mắt mô hình ngân hàng tự động có tên gọi ACB lite - "Sống gọn nhẹ" và phiên bản mới website có ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI.
Vietbank mở rộng thanh toán EMV Open-loop trên xe buýt
6/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Hệ thống EMV Open-loop trên xe buýt mở ra một tiến bộ mới trong việc thanh toán nhanh chóng, an toàn và liền mạch trong giao thông công cộng tại TP HCM
Khai trương hoạt động Bản Việt Rạch Giá
6/6/2023 548 1k
Ngân hàng TMCP Bản Việt thông báo về việc khai trương hoạt động Ngân hàng TMCP Bản Việt Chi nhánh Kiên Giang - Phòng giao dịch Rạch Giá
Kiềng ba chân - chiến lược phát triển bền vững Sacombank
3/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Sacombank kiên trì theo đuổi chiến lược đồng hành cùng kinh tế địa phương, tiên phong chuyển đổi số, đồng thời coi nhân sự là tài sản lớn suốt 31 năm hoạt động.