VnMoney
28/04/2019 13:42

Hơn 100.000 tỉ đồng ngân sách “cố thủ” tại Vietcombank, BIDV

Không còn mang tính thời điểm, sự xuất hiện của tiền gửi có kỳ hạn quy mô lớn mà Kho bạc Nhà nước gửi tại Vietcombank và BIDV thể hiện bền vững hơn.

Cuối năm 2017, thương vụ Nhà nước thoái vốn thành công tại Sabeco mang về gần 110.000 tỉ đồng cho ngân sách. Số tiền này nằm lại trên báo cáo tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Quy mô đó góp phần lần đầu tiên đưa tổng tài sản của Vietcombank vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, cùng nguồn tiền gửi của ngân sách lớn. Nguồn tiền gửi này chủ yếu không kỳ hạn, lãi suất rất thấp, giúp pha loãng chi phí huy động vốn.

Nhưng, khoản tiền trên nhanh chóng được điều chuyển, không còn thể hiện trên báo cáo tài chính Vietcombank kỳ cập nhật sau đó.

Cuối 2018, như BizLIVE đề cập gần đây, cũng tại Vietcombank, một lượng tiền gửi rất lớn của Kho bạc Nhà nước đã thể hiện ở khoản mục “Tiền gửi có kỳ hạn”, lên tới 56.000 tỉ đồng.

Có kỳ hạn, có nghĩa mức độ nhàn rỗi của nguồn tiền đó kéo dài, thay vì chủ yếu ở dạng tiền gửi thanh toán như trước đây.

Hơn 100.000 tỉ đồng ngân sách “cố thủ” tại Vietcombank, BIDV - Ảnh 1.

Tăng trưởng kinh tế đang dựa trên động lực của nguồn vốn tư nhân và đầu tư nước ngoài, chứ không hẳn được thúc đẩy bằng nguồn giải ngân đầu tư công.

Không chỉ tại Vietcombank, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cuối năm 2018 cũng có tới 51.000 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước.

Trong hàng chục năm qua, trên báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại, rất hiếm khi và gần như không có sự “cố thủ” của tiền gửi ngân sách Nhà nước với đặc điểm có kỳ hạn, cùng quy mô lớn đến như vậy.

Có thể nguồn tiền gửi trên mang tính thời điểm. Nhưng không. Báo cáo tài chính quý 1/2019 của Vietcombank và BIDV vừa công bố tiếp tục ghi nhận hiện tượng trên.

Cụ thể, đến 31/3/2019, tại Vietcombank vẫn có tới 53.000 tỉ đồng tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước; tại BIDV vẫn có tới 49.000 tỉ đồng. Tính chung, có hơn 100.000 tỉ đồng tiền gửi có tính bền vững hơn loại này.

Quy mô trên có thể chưa ghi nhận hết, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chưa có báo cáo tài chính cập nhật, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng chưa công bố báo cáo quý 1/2019.

Như trên, trong hàng chục năm qua, đầu mối quản lý và cân đối ngân sách là Kho bạc Nhà nước luôn có tiền gửi tại các ngân hàng trên, phục vụ hoạt động thanh toán nên chủ yếu chỉ ở dạng tiền gửi thanh toán, không kỳ hạn và lãi suất rất thấp. Nay, hiện tượng “cố thủ” trên đang thể hiện ở tiền gửi có kỳ hạn và có xu hướng kéo dài, sau khi xuất hiện cuối năm 2018 và tiếp tục khẳng định cuối quý 1/2019.

Điểm được chú ý, trong khi Kho bạc Nhà nước vẫn liên tục đi vay, qua huy động ở kênh trái phiếu Chính phủ, thì một lượng vốn lớn nhàn rỗi vẫn gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại và có xu hướng kéo dài. Vì sao không cân đối lại nguồn, bớt đi vay và sử dụng nguồn phải đi gửi có kỳ hạn đó?

Có lẽ, hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ đang tranh thủ điểm rơi của lãi suất ở vùng thấp, trong khi đầu ra giải ngân đầu tư công vẫn ách tắc kéo dài. Số liệu định kỳ công bố từ đầu năm đến nay đều phản ánh những điểm này.

Về giá trị và hiệu quả, cho đến cuối quý 1/2019, số liệu về tăng trưởng GDP cũng cho thấy nền kinh tế đang dựa trên động lực của nguồn vốn tư nhân và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, chứ không hẳn được thúc đẩy bằng nguồn giải ngân đầu tư công.

Dù sao, lượng tiền gửi có kỳ hạn rất lớn đó, xét riêng tại các ngân hàng thương mại thụ hưởng, cho thấy có tính ổn định và bền vững hơn. Đây cũng là nguồn “huy động bán buôn”, giúp bình ổn lãi suất và chi phí đầu vào, tạo thuận lợi cho “tín dụng bán lẻ” có lãi biên cao hơn tại những ngân hàng thương mại đó.

Theo Minh Đức (Bizlive)
Chủ tịch Quốc hội Lào thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền

Sản xuất - Kinh doanh 13:06

Sự kiện không chỉ thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo nước bạn Lào đối với lĩnh vực nông nghiệp mà còn mở ra cơ hội mới cho mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) nhận Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) nhận Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng

Sản xuất - Kinh doanh 13:05

Việc nhận được chứng chỉ này giúp SAWACO thể hiện sự chuẩn hóa trong hoạt động của công ty và đang bước trên con đường của sự phát triển bền vững.

Chi hàng triệu đô la đầu tư, Diag nỗ lực để người Việt tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao

Chi hàng triệu đô la đầu tư, Diag nỗ lực để người Việt tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao

Dinh dưỡng – Sức khỏe 13:05

Diag hướng đến trở thành trung tâm y khoa toàn diện, hiện thực hóa “giấc mơ lớn” trong chặng đường mang đến dịch vụ y tế chuẩn chất lượng cao cho người Việt.

Nội soi tiêu hóa theo tiêu chuẩn Nhật tại Bernard Healthcare

Nội soi tiêu hóa theo tiêu chuẩn Nhật tại Bernard Healthcare

Doanh nghiệp 09:00

Đơn vị Nội soi tiêu hóa Bernard ứng dụng công nghệ hiện đại,quy trình thăm khám từ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.