VnMoney
24/10/2014 09:49

Cấm đặt tên doanh nghiệp theo danh nhân, địa danh

(NLĐO) - Các chuyên gia băn khoăn quy định cấm đặt tên doanh nghiệp trùng tên danh nhân có thể vi phạm quyền lợi của người thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định trong thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) về việc Hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, từ ngày 25-11 tới đây, doanh nghiệp không được dùng tên của danh nhân đặt tên cho doanh nghiệp.

Ảnh minh họa: ToyotaSaigon
Ảnh minh họa: ToyotaSaigon

Thế giới không cấm

Cụ thể, chủ doanh nghiệp không được dùng tên danh nhân để đặt tên cho công ty, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp có họ, tên trong giấy khai sinh trùng với tên danh nhân. Nếu tên doanh nghiệp được đặt bằng cách ghép tên của tổ chức, cá nhân sáng lập nhưng trùng với tên danh nhân thì phải có dấu gạch nối giữa các tên tổ chức, cá nhân sáng lập được ghép.

Ngoài ra, tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược, tên những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm, người có tội với đất nước, dân tộc sẽ bị cấm sử dụng. Những ký hiệu mang ý nghĩa dung tục, khiêu dâm, bạo lực, tội ác; sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự đe dọa, xúc phạm, phỉ báng, lăng mạ, khiếm nhã đối với tổ chức, cá nhân khác, miệt thị vùng, miền... cũng không được phép.

Ủng hộ quy định trên, ông Tạ Đình Xuyên, Phó giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội (Bộ Kế hoạch và đầu tư), cho rằng việc đặt tên trùng với danh nhân sẽ thành nhạo báng tên tuổi danh nhân nếu doanh nghiệp làm ăn không tốt hoặc có vi phạm. “”Cần có danh sách rõ ràng tên tuổi danh nhân nào bị cấm để đơn vị đăng ký dễ thực hiện. Với những doanh nghiệp đã “lỡ” đặt tên theo tên danh nhân thì tới đây cũng phải tiến hành đổi tên” - ông Xuyên đề xuất.

“Áp dụng quan niệm truyền thống về việc “phạm húy” vào các quy định luật pháp là không hợp lý. Việc đặt tên doanh nghiệp theo tên danh nhân có thể có ý nghĩa tôn vinh, sao lại cấm” - chuyên gia Bùi Kiến Thành.

Trong khi đó, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, cho rằng quy định này vi phạm quyền lợi của chủ doanh nghiệp. “Có thể chấp nhận một vài trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp không được “phạm húy” vì lý do nhất định chứ không phải tất cả. Ở nước ngoài, tên tổng thống hay tên các danh nhân văn hóa, các nhân vật được ngưỡng mộ vẫn được dùng để đặt tên cho doanh nghiệp mà không hề ảnh hưởng gì. Chỉ nên khuyến cáo doanh nghiệp lựa chọn tên gọi phù hợp, không được phản cảm, còn lại để họ tự quyết định. Nếu doanh nghiệp cố tình đặt tên phản cảm thì sẽ bị lên án, khó giao dịch làm ăn và hậu quả họ phải gánh chịu chứ không nên cấm đoán” - luật sư Đức nêu quan điểm.

Gay gắt hơn, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nói ông chưa từng thấy có nước nào quy định cấm như vậy. “Chưa rõ cơ sở luật pháp nào quy định việc này. Pháp luật cho phép được làm những việc mà pháp luật không cấm. Vậy thì việc đặt tên doanh nghiệp theo tên doanh nhân không có lý gì để cấm, nhất là khi có những doanh nghiệp thực sự muốn đặt tên theo danh nhân để tỏ lòng ngưỡng mộ, noi theo” - ông Thành chỉ ra.

Cũng theo ông, thông tư không nêu rõ tên danh nhân bị cấm là danh nhân trong nước hay bao gồm cả nước ngoài. Đồng thời cũng cần làm rõ nội dung này bởi nhiều công ty nước ngoài mang tên danh nhân họ ngưỡng mộ khi qua Việt Nam làm ăn sẽ thành phạm luật.

Doanh nghiệp bị phiền hà

Ông Nguyễn Văn Thạc, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Nam Định, Giám đốc Công ty TNHH Ô tô Đại Duy, cho rằng quy định này vừa vi phạm quyền lợi vừa làm khó doanh nghiệp trong việc lựa chọn tên, nhất là khi chưa có hướng dẫn cụ thể tên danh nhân nào bị cấm. “Khái niệm danh nhân còn chưa rõ trong khi thời hạn thực hiện quy định trên đã gần kề mà chưa có danh sách hướng dẫn cụ thể. Có những trường hợp doanh nghiệp ưa thích một tên gọi nào đó nhưng cơ quan cấp phép lại cho rằng trùng với tên tuổi một vị danh nhân và yêu cầu dùng tên khác thì rõ ràng phiền cho doanh nghiệp” - ông Thạc nói.

Ông Thạc cũng đặt vấn đề doanh nghiệp đang có tên trùng với tên danh nhân thì có phải đổi tên không. “Nếu không phải đổi tên thì tạo sự không bình đẳng giữa các doanh nghiệp khác. Còn nếu phải đổi tên thì lại rất phiền hà cho doanh nghiệp, thậm chí thiệt hại không nhỏ vì phải làm lại con dấu, giấy tờ, mọi hoạt động giao dịch với khách hàng cũng bị ảnh hưởng, chưa kể mất bạn hàng, mất uy tín…” - ông Thạc chỉ ra.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, cho rằng cấm hay không cấm cần có sự đánh giá, phân tích kỹ càng và phải lấy ý kiến rộng rãi để đảm bảo doanh nghiệp không bị gây khó khăn hoặc mất quyền lợi. “Theo tôi hiện nay vẫn chưa nên cấm vì hoàn toàn chưa có cơ sở và chưa có thông lệ” - ông Việt nêu ý kiến.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng trong bối cảnh kinh doanh gặp khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp phá sản rất nhiều, các cơ quan quản lý nên có nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp, hoàn toàn không nên “đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh muốn thành lập, đặt tên doanh nghiệp cũng phải hết hơi dò xem tên gọi có “phạm” vào tên danh nhân hay tội đồ hay địa danh bị cấm nào không”.

Mất tên gọi “Sài Gòn”?

Theo luật sư Trương Thanh Đức, quy định không được dùng tên gọi địa danh, đất nước trong thời kỳ bị xâm lược, phụ thuộc đồng nghĩa với rất nhiều doanh nghiệp có tên gọi gắn với chữ “Sài Gòn” sẽ biến mất.

Trong khi đó, tên Sài Gòn đã trở thành quen thuộc và trở thành tên gọi của nhiều doanh nghiệp như: Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn, Công ty CP sản xuất Thương mại May Sài Gòn, Công ty TNHH thực phẩm dinh dưỡng Sài Gòn… “Sẽ không dễ dàng khi rất nhiều doanh nghiệp phải đổi tên, chưa kể đến việc này sẽ rất tốn kém” - ông Đức băn khoăn.

 

Phương Nhung
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.