Thực tế thì không hẳn như vậy bởi hợp đồng lao động chỉ là một trong những điều kiện mà thôi, người vay cần phải đáp ứng nhiều điều kiện khác nữa.
Hầu hết ngân hàng, công ty tài chính tại Việt Nam đều cung cấp gói vay này, dưới nhiều tên gọi khác nhau như vay theo hợp đồng lao động, vay bằng bảng lương, vay theo lương… Về bản chất, đây đều là vay tín chấp tiêu dùng, tức người vay không cần có các loại tài sản giá trị như ôtô, nhà đất để đổi lấy khoản vay mà người cho vay cũng chỉ căn cứ trên lương tháng để xác định khả năng trả nợ để rồi duyệt vay. Đây được xem là giải pháp vay thuận tiện cho những người có việc làm ổn định như nhân viên văn phòng, công nhân viên chức, giáo viên, bác sĩ, lực lượng vũ trang… Cuối 2023, theo thống kê từ 16 công ty tài chính thì có 30 triệu người đã tiếp cận các khoản vay tín chấp tiêu dùng. Đến giữa 2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng đạt khoảng 2,8 triệu tỉ đồng, tương đương 20% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, trong đó vay tín chấp tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao hơn vay thế chấp tiêu dùng.
Tuy vậy, hình thức vay này cũng có mặt hạn chế. Đầu tiên là hạn mức vay không cao. Các ngân hàng công bố cho vay lên đến 7 lần lương tháng, thậm chí 10 lần, nhưng trên thực tế, 50 triệu đồng đã là hạn mức cao. Một vài người vay được 100 triệu đồng nhưng đó là những nhân sự cao cấp và thường rất ít vay theo hình thức này. Thứ hai là lãi suất vay tín chấp tiêu dùng cao hơn vay thế chấp. Hiện tại, lãi suất vay tín chấp ngân hàng nói chung là 16% đến 24%/năm trong khi lãi suất vay thế chấp chỉ trên dưới 10%/năm. Lãi suất các công ty tài chính còn cao hơn, khoảng 25% đến 35%/năm, thậm chí có thể hơn. Thời gian vay tín chấp tối đa là 60 tháng, tức 5 năm, trong khi thời gian vay thế chấp thường từ 5 năm trở lên.
Điều kiện vay cũng là một hạn chế. Điều kiện quan trọng nhất là người vay phải có hợp đồng lao động chính thức tại một tổ chức, doanh nghiệp, đã thực thi hợp đồng tối thiểu 3 tháng và thu nhập tối thiểu 5 triệu đồng/tháng. Theo Tổng cục Thống kê, hết tháng 6-2024, số lượng lao động phi chính thức trên toàn quốc là 33,4 triệu người trong tổng số khoảng 54 triệu người ở độ tuổi lao động. Lao động phi chính thức là người có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, không có hợp đồng lao động hoặc có nhưng thu nhập thấp và không có chế độ phúc lợi. Hầu hết những người như thế không có hợp đồng lao động để vay và mức lương cố định cũng không đáp ứng được mức thu nhập tối thiểu. Đây được xem là điều kiện khó nhất.
Tiếp theo là việc người vay có lịch sử tín dụng tốt. Những người được xếp nhóm nợ xấu thứ nhất và thứ hai thì dễ được duyệt vay. Người mới vay tiền lần đầu hoặc người đã vay nhưng từng trễ hạn trả nợ từ 31 đến 90 ngày thường khó vay được dù có hợp đồng lao động. Người ở nhóm nợ xấu thứ 4 và 5 chắc chắn không thể vay.
Thứ ba, những người đang có khoản vay ở những ngân hàng, công ty tài chính khác rất khó vay thêm, dù đáp ứng được yêu cầu về hợp đồng lao động và mức lương tháng. Hiện tại, mọi thông tin vay, trả của khách hàng đều được cập nhật tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC). Các ngân hàng, công ty tài chính sẽ vào đây để kiểm tra tổng dư nợ hiện tại của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác rồi đối sánh với mức lương trong hợp đồng lao động để xác định khả năng trả nợ. Thông thường, những người có mức lương 10 triệu đồng/tháng mà tổng dư nợ vượt quá 70 triệu đồng thì không thể vay thêm được.
Ba điều kiện trên được xem là rào cản lớn khiến vay tín chấp tiêu dùng chưa phổ cập như mong đợi. Tuy nhiên, những người không thể vay theo cách này có thể tiếp cận các hình thức vay gần giống khác, tiêu biểu là vay bằng đăng ký xe máy tại F88. F88 được xem là chuỗi bán lẻ, phân phối các dịch vụ tài chính bình dân lớn nhất Việt Nam hiện nay với hơn 850 PGD trên toàn quốc. Việc vừa cung cấp khoản vay, vừa bàn giao lại chính chiếc xe cho chủ sở hữu quản lý, sử dụng giúp đây trở thành giải pháp vay đặc biệt thích hợp với những người lao động có việc làm phi chính thức, nhất là trong thời điểm hiện tại, xe máy được xem là thứ tài sản "ai cũng có". Tuy nhiên, chỉ khi các ngân hàng hay công ty tài chính từ chối thì những khách hàng này mới nghĩ tới F88 như một giải pháp tài chính khẩn cấp.