10/08/2013 22:22

Khổ vì... thẻ ATM

Với nhiều phụ nữ, giữ thẻ ATM của chồng là niềm sung sướng nhưng có người lại xem đó là nỗi khổ vì phải đau đầu chi tiêu sao cho hợp lý trong khi chồng rảnh rang, không lo nghĩ

Khi mọi người ngồi với nhau tán gẫu về những điều thuận tiện, văn minh của chiếc thẻ ATM mang lại thì anh Hải - nhân viên một cơ quan nhà nước tại quận 3, TP HCM - than thở: “Chưa thấy văn minh đâu, tôi thấy rằng từ đây mình chết đứng như Từ Hải nè!”.
Trả thu nhập qua thẻ ATM nhiều tiện ích nhưng cũng có thể gây khó khăn cho các anh chồng muốn “lập quỹ đen”. Ảnh: HỒNG THÚY

Lỡ... “nộp” cho vợ

Ngày trước, cơ quan anh Hải chỉ chuyển lương cơ bản, tiền ăn, tiền xăng qua thẻ ATM; thù lao công trình... thì được nhận tiền mặt. Để chứng tỏ mình quang minh chính đại, Hải “nộp” thẳng thẻ ATM và đưa cả password cho vợ. Anh trịnh trọng: “Có thằng đàn ông nào dám giao thẻ cho vợ như anh đâu? Em khỏi lo anh có quỹ đen, quỹ đỏ, túi riêng nhé”. Chị Hằng, vợ anh Hải, nghe chồng nói thế cũng yên tâm.

Mới đây, cơ quan Hải có một thay đổi làm anh xính vính: Tất tần tật các khoản đều trả qua thẻ ATM. Anh Hải rên rỉ: “Bây giờ chỉ còn biết về nịnh vợ, to nhỏ để cô ấy thương tình cho chút đỉnh dằn túi chứ biết sao! Mà khó nhất là giải thích cho vợ biết từ trước tới nay, khoản phát sinh lớn hơn tiền lương hằng tháng tôi để đâu?”.

Cũng lâm vào tình trạng lỡ “nộp” thẻ cho vợ là anh Huy, làm ở công ty xuất nhập khẩu quận Thủ Đức,
TP HCM. Anh Huy thú thật: “Vợ không đòi giữ ATM nhưng vì mới tháng đầu cầm cái thẻ, tôi đã để bị nuốt mất đến 3 lần. Rồi phiền phức khi lên xuống ngân hàng mấy bận làm lại, bực quá, tôi giao cái thẻ ATM cho vợ giữ, tùy nghi sử dụng”.

Hằng ngày, vợ Huy có nhiệm vụ kiểm tra ví của anh để kịp thời nhét tiền vào cho chồng có tiền đổ xăng, ăn trưa... Với tâm lý “đàn ông có tiền nhiều dễ sinh hư” nên ví của anh cũng chẳng được vợ nhét bao nhiêu tiền. Huy khổ sở: “Thật sai lầm khi đưa thẻ cho vợ, tiền của mình mà không được tiêu. Bây giờ bạn bè, đồng nghiệp rủ rê, tôi chỉ còn có nước trốn!”.

“Trời cao có mắt”!

Chị Hằng, vợ anh Hải, cho biết ban đầu, khi thấy chồng đưa thẻ, chị rất vui nhưng rồi thấy mình thật sai lầm khi gánh một gánh quá nặng. Mọi thứ đều tăng vùn vụt trong khi khoản tiền anh đưa thì cố định.

“Với khoản tiền lương của chồng, tôi phải căng đầu ra tính các khoản tiền học cho 2 đứa nhỏ, tiền sữa, tiền ăn, tiền điện, nước... Tháng nào có đám tiệc phát sinh thì phải co cái này, bớt cái kia”- chị Hằng than thở.

Mới đây, khi cơ quan trả hết các khoản qua thẻ, thu nhập anh Hải tăng lên gấp đôi, chị Hằng cũng dễ thở. Hải giải thích cơ quan tăng lương nhưng chị tìm hiểu qua đồng nghiệp của chồng thì phát hiện đó là tiền phụ cấp mà bấy lâu nay anh giữ để tiêu xài. Biết tin, chị Hằng khóc lóc: “Tôi vì lo cho gia đình mà tính nát nước, chi tiêu dè sẻn, trong khi anh ấy quẳng ít tiền lương coi như hết trách nhiệm”.

Khi biết tin lương hằng tháng của chồng chuyển hết qua thẻ, chị Thúy, vợ anh Huy, khoe với bạn bè trên Facebook: “Đúng là trời cao có mắt”. Trước đây, hằng tháng, Thúy chưa bao giờ biết thu nhập thật sự của chồng là bao nhiêu. Anh đưa bao nhiêu, chị biết bấy nhiêu. “Anh có để tiền riêng hay sử dụng vào việc gì tôi cũng không biết nhưng từ đây thì hết rồi. Tiền bạc thu về một mối mới dành dụm lo cho con cái được” - chị khoe.

Nhiều người thắc mắc: “Chị lấy cái thẻ rồi phát tiền ngày như vậy cũng khó cho anh ấy. Có chuyện gì phát sinh như hư xe hay cần đi lai rai với bạn bè thì anh ấy làm sao?”. Thúy tỉnh rụi: “Có chuyện gì thì gọi vợ. Còn không đi bù khú với bạn bè được thì càng khỏe vì có thể về nhà sớm, giữ gìn sức khỏe, đỡ tốn tiền”.

Thẻ ai nấy giữ

Chị Bích Vân - làm việc ở một công ty truyền thông quận 1, TP HCM - cho biết chị và chồng hoàn toàn độc lập về tiền bạc, thẻ ai nấy giữ. “Hằng tháng, tôi khoán cho chồng đóng tiền học, mua sữa cho con, còn mình trả tiền điện, nước, tiền chợ. Chúng tôi quy ước với nhau mỗi tháng, 2 vợ chồng trích từ tiền lương một khoản tiết kiệm chung để dành cho con. Tôi thấy như thế nhẹ nhàng, không ai kiểm soát ai” - chị tiết lộ.

nvhung
từ khóa :
Bốn con đường cần ưu tiên để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn

Bốn con đường cần ưu tiên để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn

16:36

(NLĐO) - Đại diện thường trú UNDP đề xuất 4 con đường chính Việt Nam cần ưu tiên để đẩy nhanh chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn

VIDEO: Kinh hoàng cảnh người đi xe máy tông trực diện vào ôtô

VIDEO: Kinh hoàng cảnh người đi xe máy tông trực diện vào ôtô

Thời sự 16:28

(NLĐO)- Trên mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh va chạm giao thông kinh hoàng giữa ôtô với xe máy khiến một người bay lên không trung

Đại biểu HĐND TP HCM chất vấn Chủ tịch Phan Văn Mãi về dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng

Đại biểu HĐND TP HCM chất vấn Chủ tịch Phan Văn Mãi về dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng

Chính trị 16:27

(NLĐO)- Nhiều cam kết của người đứng đầu chính quyền TP HCM trong giải quyết vướng mắc tại dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng để dự án "về đích" cuối năm 2025

Mekong Connect năm 2024 tập trung vào 3 lĩnh vực trọng yếu

Mekong Connect năm 2024 tập trung vào 3 lĩnh vực trọng yếu

Kinh tế 16:26

(NLĐO) - Mekong Connect 2024 tập trung vào 3 lĩnh vực trọng yếu: kinh tế, thương mại và công nghệ.

Công an TP HCM bắt ông Nguyễn Duy Thức

Công an TP HCM bắt ông Nguyễn Duy Thức

Pháp luật 16:24

(NLĐO) - Công an TP HCM bắt ông Nguyễn Duy Thức để điều tra tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Nợ hàng trăm tỉ đồng nhưng Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn còn tiền gửi ngân hàng

Nợ hàng trăm tỉ đồng nhưng Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn còn tiền gửi ngân hàng

Thời sự 16:17

(NLĐO) - Doanh nghiệp này có doanh thu bình quân hàng năm vài trăm tỉ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ vài tỉ đồng.

Thách thức lớn nhất của chính quyền chuyển tiếp tại Syria

Thách thức lớn nhất của chính quyền chuyển tiếp tại Syria

Quốc tế 16:13

(NLĐO) – Nhiệm vụ quan trọng nhất ở Syria lúc này là thành lập một chính phủ chuyển tiếp đại diện cho quyền và lợi ích của tất cả các cộng đồng trong nước.