Các hệ lụy từ GO gây nhức nhối trong xã hội đã buộc các cơ quan chức năng vào cuộc và xiết chặt quản lý ngành dịch vụ này. Nhiều cuộc thảo luận bàn và tìm cách quản lý GO đã được nổ ra. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh thành phố cũng vào cuộc quyết liệt và liên tục có các phiên báo cáo kết quả thực hiện quản lý GO ở các địa bàn đồng thời tìm kế kiểm soát hiệu quả nhất đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Thậm chí Viện xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam mở hẳn một cuộc điều tra tác động của GO trên phạm vi toàn quốc nhưng kết quả thu lại đã không phán ánh đúng thực trạng GO hiện nay trong lớp trẻ và các hệ luỵ của nó. Điều này đã gây ra sự nghi ngại từ dư luận của nhiều tầng lớp trong xã hội.
Các biện pháp hành chính và lẫn kỹ thuật mạnh mẽ đã được đưa ra và thực thi nghiêm túc nhằm kiểm soát GO đồng thời ngăn chặn các hệ lụy có thể tiếp diễn trong tương lai. Trong đó, yêu cầu các nhà cung cấp ngừng dịch vụ GO đến các đại lý từ 22h-8h sáng; các quán GO, đại lý internet phải cách trường học tối thiểu 200m, yêu cầu ngừng cung cấp các game có nội dung bạo lực khiêu dâm, ngăn chặn việc truy cập các game chưa được phép lưu hành tại Việt nam…
Xiết chặt quản lý GO cũng gây ra thiệt hại không nhỏ các cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này đồng thời cũng tác động mạnh đến doanh thu của ngành công nghiệp nội dung số thế nhưng đây là một hành động cần thiết của các cơ quan chức năng để xây dựng môi trường số lành mạnh hơn cho giới trẻ.