Trong khi đó, HP cũng cho biết công ty đang lên kế hoạch phát triển dòng máy chủ Moonshot cấp thấp có tên EnergyCore ECX-2000, sử dụng chíp ARM 32-bit đến từ Calxeda. Ngoài ra, một hệ thống máy chủ Moonshot khác cũng đang được phát triển với chíp xử lý Intel Atom Avoton 64-bit sẽ được ra mắt vào tháng tới.
Đó là bước đi mới nhất trong nỗ lực phát triển các máy chủ dựa trên kiến trúc vi xử lý được phát triển bởi ARM Holdings, hãng chuyên cung cấp các thiết kế chíp sử dụng trong hầu hết các smartphone và tablet phổ biến hiện nay.
Với lợi thế về khả năng tiết kiệm điện năng, các chíp nền tảng ARM đang được các hệ thống máy chủ rất quan tâm. Tuy không phải là mạnh mẽ nhưng nó lại hoạt động êm, có thể làm việc với khối lượng công việc lớn.
Theo Hormuth thì chíp ARM 64-bit có thể là lựa chọn đáng giá cho các máy chủ phục vụ nhu cầu lưu trữ dựa trên nền web, có thể tiết kiệm khá nhiều tiền cũng như lượng điện năng tiêu hao cùng hiệu suất công việc tốt. Với chíp 64-bit, nó có thể xóa bỏ những vấn đề giới hạn lượng bộ nhớ của chíp 32-bit như trên các hệ thống máy chủ khác, cho phép nó xử lý tốt hơn các hoạt động đa nhiệm.
Hiện tại Calxeda, Advanced Micro Devices và Broadcom là một trong những công ty khác đang phát triển chíp ARM cho các máy chủ. Calxeda đang phát triển phiên bản 64-bit dành cho chíp ARM của mình, có tên mã là Lago và Sarita, và công ty cho biết sẽ cung cấp những chíp này trong vòng 1 năm nữa.
Còn Intel cũng đang phát triển các chíp Atom điện năng thấp cho các máy chủ. Máy chủ Moonshet hiện tại của HP sử dụng chíp Atom S1260, thuộc gia đình Centerton. Nhưng theo Intel thì chíp Avoton mới được ra mắt trên máy chủ của HP vào tháng tới có một sự cải tiến lớn hơn so với Centerton, đặc biệt là về điện năng tiêu hao khi nó được phát triển dựa trên kiến trúc Silvermont kết hợp quy trình công nghệ 22 nm tiên tiến.