Không chỉ có vậy, kiến trúc big.LITTLE hỗ trợ 4 nhân Cortex-A15 và 4 lõi Cortex-A7, nghĩa là người sử dụng có được một chíp 8 có nhân xử lý. Vì vậy, nói đúng ra là với một chíp 4 nhân dựa trên kiến trúc big.LITTLE mới của ARM, người dùng thực sự đang làm việc với thiết bị có đến 8 nhân xử lý.
Chíp Exynos 5 Octa mới của Samsung cũng được phát triển dựa trên kiến trúc big.LITTLE. Việc sử dụng từ khóa Octa của Samsung ngụ ý rằng các thiết bị sử dụng có đến 8 nhân xử lý, mà theo CEO Qualcomm, Paul Jacobs cho rằng Exynos 5 Octa chỉ là một chiêu PR. Ngoài Samsung, ARM cũng đã công bố thêm 3 công ty mới được cấp phép phát triển dựa trên kiến trúc big.LITTLE mới của mình là CSR, Fujitsu Semiconductor và MediaTek.
Kiến trúc big.LITTLE sẽ tạo sự khác biệt? Gần như chắc chắn có. Theo dữ liệu của ARM cho biết, các nhân A15 có hiệu năng nhanh hơn A7 đến 2 lần, tuy nhiên A7 lại tiết kiệm điện năng gấp 3 lần so với A15, do đó chuyển sang A7 (chạy ở xung nhịp 1,2 GHz) cho các nhiệm vụ đơn giản hơn sẽ giúp tiết kiệm điện năng đến 70%.