2. Tổ chức lại phân khúc TV: Hira tin rằng TV vẫn sẽ là trung tâm của giải trí tại gia, nhưng sản phẩm TV LCD đã trở nên quá phổ biến nên Sony không nên quá để tâm đến thị trường này. Với việc Sony đã nhượng lại phi vụ hợp tác sản xuất LCD với Samsungs, Hirai muốn tiếp tục hướng hoạt động tiết kiệm chi phí này và đang xem xét việc hợp tác với các công ty khác để giảm thiểu chi phí. Đồng thời, ông muốn sử dụng hai công nghệ mới của hãng là OLED và Crystal LED để tạo nên các dòng sản phẩm mới độc đáo.
3. Cải tiến các dòng sản phẩm của Sony: Sony có nhiều dòng sản phẩm đa dạng. Điều này có lợi cho công ty, nhưng phải tìm cách loại bỏ các sản phẩm đã trở nên quá phổ biến và không mang lại nhiều giá trị riêng độc đáo.
4. Tăng tốc sáng tạo: Hirai tin rằng công ty đủ khả năng cho việc biến thị trường các thiết bị y tế thành một phân khúc chủ yếu. Sony hiện nay có rất nhiều sáng chế trong công nghệ cảm biến, thu phát tín hiệu, ống kính, màn hình và có thể tạo nên những sản phẩm tốt khi áp dụng vào các thiết bị nội soi, siêu âm hay chẩn đoán bằng tia X. Trước đó có tin Sony có dự định mua lại 20-30% cổ phiếu của Olympus, có lẽ là để nhắm đến khả năng của công ty này trong cả hai ngành ảnh kỹ thuật số và thiết bị y tế. Vị CEO tương lai của Sony cũng cho biết thêm rằng ông muốn tăng khả năng phối hợp giữa bộ phận nghiên cứu và kinh doanh, một việc mà ông đã là người tiên phong.
Hirai cũng nói rằng ông không muốn Sony chỉ tạo ra các sản phẩm tốt mà phải là các sản phẩm độc đáo. Khi trả lời một câu hỏi về quản lý nhân lực, Hirai cho biết sẽ tìm cách tạo một môi trường để có thể trao đổi ý tưởng một cách tự do, và một đội ngũ điều hành với khả năng thách đố ý tưởng của chính ông chứ không phải là những người chỉ biết tuân lệnh.
Có vẻ vị CEO mới này sẽ nhanh chóng thổi một luồng gió mới vào công ty thiết bị điện tử không lồ Sony. Đây có lẽ là một khởi đầu mới cho hãng này trong công cuộc chiếm lại ngôi vị số 1 cho mình như trong những năm 90.