16/02/2013 13:11

Forbes: Việt Nam sẽ là trung tâm gia công phần mềm thế giới

Tạp chí Forbes danh tiếng của Mỹ trong dịp cuối năm 2012 vừa qua đã có bài viết phân tích về ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, khẳng định Việt Nam sẽ trở thành “nhà cung cấp dịch vụ gia công (outsource) phần mềm đẳng cấp thế giới”.

 
Tạp chí Forbes danh tiếng của Mỹ khẳng định Việt Nam đang nỗ lực vươn lên,
trở thành “nhà cung cấp dịch vụ outsource phần mềm đẳng cấp thế giới”. Ảnh: Forbes
 
Căn cứ trên dữ liệu của Sách Trắng, Forbes đã viết rằng ngành công nghiệp nội dung số và phần mềm của Việt Nam trị giá 2,3 tỷ USD, tăng trưởng ở mức trung bình 20-25%/năm kể từ năm 2001. Forbes cho rằng khi Ấn Độ trở nên phát triển và giàu có hơn, các công ty toàn cầu bắt đầu tìm kiếm những quốc gia có cơ hội làm outsource công nghệ với giá rẻ. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của NeoIT – hãng chuyên nghiên cứu về outsource có trụ sở tại Mỹ, chi phí lao động CNTT tại Việt Nam rẻ hơn 40% so với tại Trung Quốc và Ấn Độ. Báo cáo Global Services Location Index của hãng tư vấn A.T. Kearney và nghiên cứu của hãng KMPG cũng dự đoán, Việt Nam sẽ là một trong những trung tâm outsource tiếp theo của phát triển phần mềm.
 
TP. HCM được ví với Silicon Valley, Hà Nội là Seattle
 
Một trong những công ty đi đầu ngành công nghiệp phần mềm tại Việt Nam là TMA ở Thành phố Hồ Chí Minh, với 1.200 kỹ sư. Theo Forbes, TMA là một trong số nhỏ những công ty phần mềm của Việt Nam có số lượng nhân viên hơn 1000 người. Bùi Ngọc Anh, người phụ nữ hiếm hoi trong thế giới công nghệ vốn được xem là của nam giới, đã khởi nghiệp TMA trong phòng khách với 6 kỹ sư vào năm 1997. Hiện nay, chồng của bà, ông Nguyễn Hữu Lê đang điều hành công ty. Ông Lê là một Việt Kiều Australia, đã có bằng tiến sỹ của Australia và 22 năm kinh nghiệm tại Nortel. Ông Lê cho biết TMA đã thu về 22 triệu USD trong năm 2012.
 
Forbes đã ví von: “Nói về sự phát triển công nghệ cao, Thành phố Hồ Chí Minh như một Thung lũng Silicon, còn Hà Nội như thành phố Seattle”. Ngoài TMA ở TP. HCM, Forbes cũng nhắc đến FPT là một hãng đang thống lĩnh thị trường nhà cung cấp dịch vụ outsource, còn VietSoftware International là “công ty outsource phần mềm thứ 2 ở Hà Nội”, vốn là một chi nhánh của công ty VietSoftware và được thành lập từ năm 2006. VietSoftware là trung tâm phân phối ngoại quốc (ODC) của IBM tại Việt Nam.
 
Cả ba công ty gồm FPT, Vietsoftware và TMA cùng chia sẻ niềm tự hào quốc gia, chứng minh năng lực cung cấp dịch vụ outsource với các khách hàng thế giới, rằng các kỹ sư phần mềm Việt Nam là những kỹ sư giỏi nhất thế giới.
 
Ngoài ra, tại Việt Nam hiện đang có hàng loạt công ty phần mềm khác với mọi quy mô doanh nghiệp khác nhau đang góp phần tạo nên sự lớn mạnh của ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam.
 
VietGest là một ví dụ trong hàng nghìn công ty phần mềm nhỏ ở đây. Hoàng Việt Tùng, 30 tuổi và Vũ Minh Tuấn, 28 tuổi, đã thành lập công ty VietGest vào năm 2010, sau khi học tập ở Thuỵ Sỹ về. VietGest chuyên cung cấp dịch vụ cho các công ty nói tiếng Pháp. Tuấn đang điều hành văn phòng tại Hà Nội còn Tùng quản lý một nhóm gồm khoảng 50 nhà phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua
 
Tuy nhiên, các công ty phần mềm Việt Nam dù có quy mô lớn hay nhỏ đều đang phải đối mặt với các thách thức giống nhau. Theo ý kiến của một giảng viên của trường Đại học RMIT, đầu tiên là sự cạnh tranh từ các công ty của các nước mới nổi khác, đặc biệt là Ấn Độ. Thứ hai là khó khăn trong vấn đề tuyển dụng đủ nhân lực CNTT có khả năng đáp ứng các dự án lớn. Thứ ba, do tỷ suất lợi nhuận đang co hẹp, một số công ty đang xem xét phát triển sản phẩm CNTT riêng của mình. Nhưng họ lại gặp khó khăn trong khâu bán hàng và marketing.
 
 
Công ty TMA tổ chức chương trình đào tạo. Ảnh: Forbes
 
Mặc dù tiếng Anh đã được học và đào tạo rộng rãi, nhưng Việt Nam vẫn thua Ấn Độ trong lĩnh vực này. Trình độ tiếng Anh giao tiếp của các kỹ sư CNTT Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn khoảng cách so với nhu cầu của nền thương mại quốc tế. Không những thế, về nhân sự, các công ty phải đưa ra những lựa chọn rất cân nhắc, hiệu quả để giữ thế cạnh tranh. Không những cạnh tranh về nhân sự với các công ty trong nước, mà các công ty phần mềm Việt còn phải cạnh tranh nhân sự với các cong ty nước ngoài tại Việt Nam.
 
Ngoài ra, để phục vụ tốt hơn khách hàng quốc tế, các nhà cung cấp dịch vụ outsource phần mềm Việt cần hiểu giá trị của khách hàng và cách họ suy nghĩ, làm việc. Tại châu Á, niềm tin “tố chất lãnh đạo là bẩm sinh” vẫn còn thịnh hành, trong khi ở phương Tây, nhiều người cho rằng “tố chất lãnh đạo là có thể đào tạo được”. Để “Tây hoá”, cả ba công ty phần mềm lớn của Việt Nam đã mở các khoá đào tạo “kỹ năng mềm” cho nhân viên.
 
Lãnh đạo TMA cho biết khi khởi nghiệp vào năm 1997, chỉ có một số ít công ty phần mềm Việt Nam làm về mảng outsource. Một trong những thách thức lớn nhất của TMA là “xây dựng một công ty với phong cách quản trị phương Tây để cạnh tranh với thị trường thế giới. Ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam lúc đó thiếu kinh nghiệp quản lý hiện đại”.
 
Các công ty chuyên làm về dịch vụ outsource phần mềm Việt Nam gặp phải khó khăn làm thế nào để điều hành các kỹ sư theo đúng tiêu chuẩn thế giới, đáp ứng tốt nhu cầu công việc của khách hàng nước ngoài, đồng thời phải khuyến khích và có chính sách để các nhân viên vẫn cảm nhận sự quen thuộc của người Việt Nam. Chẳng hạn, văn hoá Việt Nam đặt giá trị cao vào cộng đồng và gia đình, vì thế phải có chính sách hỗ trợ cả gia đình đi nghỉ mát, hay có quà cho con em của các nhân viên vào những dịp đặc biệt.
 
Trong khi đó, xây dựng niềm tin và nhận diện thương hiệu trên toàn cầu là một trong những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam. Các công ty trong ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn gặp khó khi thu hút khách hàng mới qua chiến dịch marketing và bán hàng. Rất ít công ty phần mềm Việt đầu tư và kinh doanh ở nước ngoài, vì thế các hoạt động bán hàng và marketing chủ yếu xuất phát từ Việt Nam, do đó không hiệu quả, không thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài.
 
Hiện nay các hãng phần mềm lớn của Việt Nam như FPT cũng bắt đầu có sự đầu tư ra nước ngoài. Ngay cả các công ty nhỏ hơn cũng đang ấp ủ chiến lược đó. VietGest chuẩn bị mở rộng lực lượng bán hàng ra Pháp và dự định mở văn phòng tại Mỹ trong tương lai.
 
Theo Forbes, các công ty outsource phần mềm Việt Nam có thể tự tin sẽ phát triển hơn nữa và không bị ảnh hưởng trong bối cảnh nền kinh tế trong nước khó khăn.
 

Theo trang bách khoa toàn thư Wikipedia, để giải quyết các vấn đề về lợi ích và chi phí, các công ty chọn một giải pháp chung là outsource một phần hoặc toàn bộ dịch vụ về CNTT. Hiện nay, hoạt động thuê ngoài được áp dụng rất nhiều trong ngành công nghệ thông tin. Các công ty hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin có thể thuê người bên ngoài thực hiện mảng công nghệ thông tin của công ty mình. Một đối tác như vậy sẽ cung cấp nhân lực làm việc sát cánh với nhân viên của công ty, có khả năng nắm bắt các vấn đề của riêng công ty và từ đó giúp công ty chuyển giao và thực hiện các giải pháp thích hợp.

thanh
từ khóa :
Ngô Đình Nại vô địch carom ba băng Giải Billiards HBSF - Min Table 2024

Ngô Đình Nại vô địch carom ba băng Giải Billiards HBSF - Min Table 2024

Thể thao 21:46

(NLĐO) - Trần Quyết Chiến bất ngờ dừng bước ở tứ kết và danh hiệu vô địch carom ba băng Giải Billiards HBSF – Min Table 2024 thuộc về danh thủ Ngô Đình Nại.

CLIP: Bắt tạm giam tài xế xe tải lấn làn tông xe khách, 2 người tử vong

CLIP: Bắt tạm giam tài xế xe tải lấn làn tông xe khách, 2 người tử vong

Pháp luật 21:43

(NLĐO)- Tài xế xe tải ngủ gật nên bị mất lái, lấn sang làn xe ngược chiều và tông vào bên trái ô tô 16 chỗ

Sáng 26-12, Báo Người Lao Động tổ chức talkshow "Sức khỏe hôm nay - Chất lượng dân số ngày mai"

Sáng 26-12, Báo Người Lao Động tổ chức talkshow "Sức khỏe hôm nay - Chất lượng dân số ngày mai"

Sức khỏe 20:49

(NLĐO) - Sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân hôm nay chính là nền tảng cho chất lượng nguồn nhân lực mai sau.

HLV Kim Sang-sik hướng mục tiêu đưa tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

HLV Kim Sang-sik hướng mục tiêu đưa tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Thể thao 20:47

(NLĐO) - Trước trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024, HLV Kim Sang-sik cho biết tuyển Việt Nam sẵn sàng chạm trán Singapore với mục tiêu giành chiến thắng.

Bình Dương phát động Giải Báo chí Nguyễn Văn Tiết lần thứ X

Bình Dương phát động Giải Báo chí Nguyễn Văn Tiết lần thứ X

Thời sự 20:38

(NLĐO) - HĐND tỉnh Bình Dương vừa thông qua mức thưởng của Giải Báo chí Nguyễn Văn Tiết, trong đó giải A lên tới 18 triệu đồng.

Salah có thể lập cột mốc mới ở Ngoại hạng Anh

Salah có thể lập cột mốc mới ở Ngoại hạng Anh

Thể thao 19:36

(NLĐO) - Hiện chỉ có 7 cầu thủ ghi được 100 bàn thắng trên sân nhà trong kỷ nguyên giải đấu đổi tên thành Ngoại hạng Anh.

Nga tấn công ào ạt, Ukraine hứng thiệt hại nặng nề

Nga tấn công ào ạt, Ukraine hứng thiệt hại nặng nề

Quốc tế 19:21

(NLĐO) – Mạng lưới năng lượng Ukraine thiệt hại nặng nề sau đòn tập kích quy mô lớn với hơn 100 máy bay không người lái (UAV) và 70 tên lửa Nga hôm 25-12.