Dell đã thực hiện hình thức kinh doanh từ dạng này sang dạng khác kể từ năm 1984 khi ông bắt đầu xây dựng một công ty chuyên về sản xuất PC với chỉ 1.000 USD tiền vốn. Và ông đã thay đổi tên công ty thành Dell 4 năm sau đó.
Dell để lại dấu ấn lớn nhất trong những năm 1990, khi sản phẩm máy tính bắt đầu được đặt hàng và bán trực tiếp đến khách hàng, chiếm một phần khách hàng của HP và IBM. Năm 2001, Dell trở thành nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, vận may đã không kéo dài mãi khi mà đối thủ của Dell thông qua một số phương pháp sản xuất với mức chi phí thấp, trong khi một số công ty khác cũng mở rộng các lĩnh vực khác như dịch vụ và phần mềm. Dell ở lại tập trung vào máy tính cá nhân và máy chủ, cuối cùng công ty đã bị bỏ lại phía sau.
Kể từ đó, Dell đã mua 25 công ty để phát triển các doanh nghiệp mạng, phần mềm và dịch vụ. Vụ mua đáng chú ý nhất chính là mua lại hãng phần mềm Quest Software, Perot Systems, Force 10 Networks và Wyse Technologies. Mục tiêu của Dell là hướng đến khả năng là một nhà cung cấp tất cả các phần mềm, phần cứng và dịch vụ.
Mặc dù bị mua lại nhưng Dell vẫn xem máy tính và phần cứng máy chủ là cốt lõi của hoạt động kinh doanh. Dell cho biết hãng sẽ ở lại với thị trường máy tính bởi vì đây là một điểm sáng của công ty, bên cạnh đó hãng sẽ hướng đến những sản phẩm và dịch vụ khác nữa có lợi nhuận cao hơn. Công ty cũng hứa hẹn cung cấp các máy tính giá rẻ hơn và nhiều hơn nữa các mẫu máy tính cao cấp thuộc dòng XPS vốn bị rơi lại phía sau HP và Lenovo khi xét về doanh số PC trên toàn thế giới.
Dell cũng đã rút lui khỏi thị trường smartphone, nhưng bán tablet là mục tiêu mà công ty có thể hướng đến trong tương lai, bao gồm cả thị trường người tiêu dùng và doanh nghiệp.