Với bằng sáng chế mới này, trên lý thuyết, Apple có thể khởi kiện và ngăn chặn các sản phẩm laptop có thiết kế mỏng và nhẹ, tương tự như mẫu MacBook Air của Apple, đặc biệt khi mà các loại ultrabook mới hiện nay đều có phong cách và kiểu dáng thiết kế được xem là rất giống với MacBook Air.
Về phần mình, Pegatron cũng đã được Apple ký hợp đồng để bắt đầu sản xuất iPhone cho hãng, sẽ ngừng lắp ráp Zenbook vào tháng 3 tới đây và buộc Asus phải tìm kiếm một nhà sản xuất khác.
Apple vốn là hãng thường xuyên có các hàng động pháp lý mạnh mẽ nhằm vào các đối thủ khác nếu cảm thấy sản phẩm của đối thủ có hơi hướng thiết kế theo phong cách sản phẩm của Apple.
Hiện tại, trên thị trường đã có rất nhiều mẫu ultrabook được các hãng giới thiệu, với thiết kế chung đều rất giống với MacBook Air, với lớp vỏ bằng kim loại, kích cỡ không dày quá 20mm và không nặng quá 1,8kg. Nếu Apple quyết định “gây chiến”, tương tự như cuộc chiến giữa iOS và các thiết bị Android, thì chắc hẳn không ít hãng sản xuất máy tính sẽ bị dính vào rắc rối.
Với bằng sáng chế mới được cấp này, Apple đã có thêm “vũ khí” mới để bảo vệ sản phẩm của mình trong những cuộc chiến về pháp lý. Chắc hẳn Apple sẽ không bỏ qua cơ hội để nhằm vào ultrabook, phân khúc laptop siêu mỏng mà Intel khai sinh ra để đối chọi với MacBook Air của “quả táo”, đặc biệt, 2 “đối thủ yêu thích” của Apple trên các cuộc tranh chấp về pháp lý là Dell và Samsung sẽ phải có những sự chuẩn bị nhất định để bảo vệ mình.