xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đòn bẩy năng suất

CÁT KHÁNH

Bên cạnh đề xuất giảm giờ làm việc trong tuần từ 48 giờ còn 44 giờ, mới đây, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề xuất thêm 3 ngày nghỉ phép năm cho người lao động (NLĐ).

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong số 155 nước khảo sát, trừ 6 quốc gia không có quy định, Việt Nam nằm trong nhóm nước có số ngày nghỉ phép năm khởi điểm ít nhất thế giới (12 ngày), ngang bằng với 8 nước; nhiều hơn 31 nước và ít hơn 110 nước. Số ngày nghỉ lễ, Tết của Việt Nam cũng ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực. Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất tăng thêm mỗi năm ít nhất 3 ngày nghỉ lễ nhằm giúp NLĐ có thêm một số ngày để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, có thêm thời gian chăm lo gia đình và góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển...

Đề xuất trên đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội với những luồng ý kiến đa chiều. Tuy nhiên, điểm gặp nhau của các luồng ý kiến là thời gian làm việc thực tế của NLĐ nước ta còn cao, giảm giờ làm việc là xu thế toàn cầu nên cần tính toán để giảm dần cho phù hợp. Về thời gian làm thêm, nhiều ý kiến thông cảm với nỗi lo của doanh nghiệp (DN), nhất là những DN thâm dụng lao động, sản xuất các mặt hàng dệt may, da giày, chế biến thủy hải sản..., khi đơn hàng thời vụ, lúc cao điểm, cần gấp rút hoàn thành thì làm thêm là sự lựa chọn bất khả kháng. Đồng thời, cũng ghi nhận thực tế nhiều NLĐ vì nhu cầu cuộc sống, tự nguyện tăng ca để có thêm thu nhập.

Và vấn đề cực kỳ quan trọng, đạt sự thống nhất cao trong nhìn nhận của dư luận xã hội là cần xem xét, giải cho được bài toán năng suất lao động (NSLĐ). Đây chính là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng, là chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa phát triển cho đất nước.

Thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam tiếp tục tăng đều qua các năm. Tính chung giai đoạn 2011-2018, NSLĐ tăng bình quân 4,88%/năm. Tuy nhiên, NSLĐ của Việt Nam hiện vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Tính theo sức mua tương đương (PPP) năm 2011, NSLĐ mỗi giờ làm việc của Việt Nam năm 2015 chỉ đạt 4,4 USD, trong khi Malaysia đạt 24,9 USD, Thái Lan đạt 12,1 USD, Indonesia đạt 12 USD, Philippines đạt 8,4 USD, Singapore đạt 54,9 USD.

Để tăng NSLĐ, đòi hỏi DN phải thay đổi công nghệ, cải tiến quy trình, tổ chức sản xuất khoa học, quản lý DN chặt chẽ; đồng thời NLĐ phải gia tăng ý thức lao động, tuân thủ kỷ luật, nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn. Trước mắt, Việt Nam phải nhanh chóng tăng NSLĐ để tránh tụt hậu xa hơn so với khu vực, thu hẹp dần khoảng cách với các nước.

Theo các chuyên gia, tăng trưởng GDP theo hướng tăng NSLĐ tuy là thách thức lớn, nhất là đối với một nước mà đội ngũ lao động có tư duy nông nghiệp lâu đời và tỉ lệ qua lao động qua đào tạo không cao như Việt Nam, nhưng đây lại là hướng đi có tiềm năng để tạo ra tăng trưởng cao, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Khi bài toán NSLĐ được giải đáp tốt thì vấn đề thời giờ làm việc, nghỉ ngơi sẽ được nhìn nhận thấu đáo hơn, sát thực tế và có sự sẻ chia trách nhiệm. Việc điều hành DN, tuân thủ luật pháp cũng trở nên dễ dàng hơn khi tăng NSLĐ giúp DN phát triển vững vàng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo