xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp trúng thầu tuyến xe buýt gặp khó

Bài và ảnh: THU HỒNG

Sau hơn 1 năm trúng thầu 4 tuyến xe buýt ở TP HCM, doanh nghiệp đang lao đao vì lỗ kéo dài, đời sống người lao động khó khăn

Từ ngày 1-5-2021, 4 tuyến xe buýt số 1, 15, 65 và 152 được Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP HCM (gọi tắt là Trung tâm) bàn giao cho đơn vị trúng thầu là Liên danh Bảo Yến - HTX số 28 khai thác trong thời hạn 5 năm, giá gói thầu là 130 tỉ đồng. Hơn 1 năm đưa vào vận hành, tuy dàn phương tiện mới, chất lượng phục vụ ổn nhưng hành khách trên các tuyến này thưa thớt.

Khách giảm một nửa, khó "gồng" với hợp đồng

Ngày 29-6, có mặt tại Bến xe buýt Sài Gòn, chúng tôi đón tuyến xe buýt số 65 (Bến xe buýt Sài Gòn - Bến xe An Sương). Trên xe có 2 hành khách, suốt hành trình tuyến, chúng tôi nhẩm đếm có 20 lượt khách lên xe.

Tài xế cho biết so với 2 tuyến số 1 và 152 thì tuyến 65 có lượng khách "ổn nhất" với mỗi chuyến từ 20-30 khách, 2 tuyến kia ít hơn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng dịch bệnh nên hầu hết những tuyến này số khách giảm 50% so với trước. Theo tài xế, không chỉ các tuyến trúng thầu mà nhiều tuyến khác cũng hoạt động cầm chừng hoặc thua lỗ.

Là đơn vị khai thác tuyến số 15 trong gói thầu 4 tuyến, ông Nguyễn Ngọc Binh, Giám đốc HTX Vận tải số 28, cho hay từ ngày khai thác gói thầu đến nay xã viên HTX khó khăn dồn dập bởi doanh thu vé chỉ đạt 31% doanh thu khoán đấu thầu. Mức trợ giá thấp, Trung tâm lại chậm thanh toán nên đời sống người lao động khó khăn, phải vay mượn tiền để trang trải.

Lý giải việc chưa nhận tiền trợ giá từ tháng 1-2022 đến nay, ông Binh nói do hoạt động thua lỗ, xã viên không có tiền đổ dầu nên HTX phải tính toán giảm số chuyến. Theo hợp đồng gói thầu, mỗi ngày 12 xe chạy 120 chuyến nhưng hiện tại mỗi ngày 12 xe chỉ chạy 100 chuyến. Việc giảm chuyến không đúng với nội dung hợp đồng nên chưa được Trung tâm chi trả tiền trợ giá.

"Khách giảm do tình hình dịch bệnh là bất khả kháng, ngoài dự tính của HTX. Do đó, chúng tôi kiến nghị Trung tâm xem xét điều chỉnh mức khoán sản lượng cho phù hợp tình hình thực tế. Ngoài ra xem xét điều chỉnh hợp đồng, chi trợ giá 6 tháng qua cho các xã viên. Nếu không có tiền thì xã viên sẽ khó cầm cự" - ông Binh cho hay.

Tương tự, đại diện Công ty Bảo Yến, đơn vị trúng thầu 3 tuyến xe buýt số 1, 65 và 152 cũng kêu khó và có văn bản kiến nghị Trung tâm điều chỉnh giảm sản lượng khoán hành khách trên các tuyến do công ty này đảm nhận cho phù hợp tình hình thực tế.

"Quá trình thực hiện gói thầu, công ty luôn nỗ lực đạt chỉ tiêu về chất lượng đã cam kết, thực hiện nhiều giải pháp thu hút khách lên xe buýt. Tuy nhiên do ảnh hưởng dịch bệnh, nhiều người còn tâm lý e ngại ra đám đông, khách đi xe buýt sụt giảm mạnh nên từ tháng 6-2021 đến nay doanh nghiệp bị mất cân đối nguồn thu, rất khó khăn. Để bảo đảm hoạt động đơn vị phải điều chỉnh giảm số chuyến" - đại diện Công ty Bảo Yến trần tình.

Doanh nghiệp trúng thầu tuyến xe buýt gặp khó - Ảnh 1.

Tuyến xe buýt số 1 của doanh nghiệp trúng thầu đang đón khách

Từng được kỳ vọng nhưng…

Nói về kiến nghị của Liên danh Công ty Bảo Yến - HTX số 28, đại diện Trung tâm thừa nhận năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng xấu tới hoạt động của xe buýt. Nhu cầu và thói quen đi lại của người dân thay đổi khiến sản lượng hành khách đi xe buýt sụt giảm nghiêm trọng, trong đó có các tuyến do đơn vị trúng thầu đảm nhận.

"Với những kiến nghị của Công ty Bảo Yến, Trung tâm ghi nhận, đã rà soát hoạt động thực tế và báo cáo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) trình UBND TP HCM xin chủ trương thực hiện việc điều chỉnh sản lượng" - đại diện Trung tâm này cho biết.

ThS Lê Trung Tính, nguyên Trưởng Phòng Quản lý vận tải đường bộ thuộc Sở GTVT TP HCM, nhận định đấu thầu dịch vụ công là yêu cầu bắt buộc, phải được triển khai rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Theo ông Lê Trung Tính, năm ngoái, việc Liên danh Công ty Bảo Yến - HTX số 28 trúng thầu 4 tuyến xe buýt có thể xem là nhân tố mới mang lại sự phấn khởi, kỳ vọng. Tuy nhiên, với những khó khăn hiện nay mà doanh nghiệp này đang kiến nghị thì phải nhìn nhận hiệu quả đấu thầu chưa cao.

"Ba năm qua tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP HCM có thể xem là điều kiện bất khả kháng. Nếu trong hợp đồng thầu có xem xét yếu tố này làm ảnh hưởng chất lượng gói thầu thì cơ quan chức năng nên xem xét, điều chỉnh hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động" - ông Tính nói.

Để công tác kêu gọi đấu thầu các tuyến xe buýt trong thời gian tới hiệu quả hơn, ông Tính cũng đề xuất Sở GTVT nên sơ kết công tác đấu thầu hơn 1 năm qua, xem cần điều chỉnh và rút kinh nghiệm những nội dung gì.

Đồng quan điểm, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, các doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh sản lượng hành khách vì hành khách sụt giảm do ảnh hưởng dịch bệnh thì phải xem xét yếu tố dịch bệnh có phải bất khả kháng hay không. "Nếu phải và phù hợp quy định pháp luật về đấu thầu thì xem xét điều chỉnh hợp đồng…" - luật sư Hậu nêu ý kiến.

TP HCM đấu thầu thêm 30 tuyến xe buýt

Theo kế hoạch dự kiến của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP HCM, năm nay đơn vị này tiếp tục tổ chức đấu thầu 30 tuyến xe buýt có trợ giá. Trong đó có 22 tuyến được chuyển tiếp từ năm 2021, 7 tuyến đề xuất bổ sung trong năm 2022 và 1 tuyến dự kiến khôi phục là tuyến Bến xe buýt Chợ Lớn - Bến xe An Sương.

Thời gian tổ chức đấu thầu dự kiến từ quý III/2022 và giao tuyến chính thức cho đơn vị trúng thầu khai thác từ quý I/2023.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo