xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm cách kéo giảm cước vận tải

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu rà soát chi phí để kéo giảm cước vận tải đường bộ

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh từng thốt lên rằng ông “cảm thấy nhục” khi dư luận nói doanh nghiệp (DN) vận tải chây ì, móc túi người tiêu dùng vì không chịu giảm giá cước theo giá xăng dầu.

Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), các yếu tố hình thành cước vận tải đường bộ gồm những khoản chi phí: nhiên liệu (35%-50%), nhân công (15%-20%), phí cầu đường (10%-15%); vật tư, phụ tùng (khoảng 7%-10%). Ngoài ra, những năm gần đây còn thêm phí bảo trì đường bộ và một số nơi tăng phí cầu đường. Vì vậy, muốn giảm cước vận tải đường bộ, phải giảm các yếu tố “đầu vào”.


Xe chở nông sản từ phía Nam ra cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) để xuất khẩu qua Trung Quốc

Xe chở nông sản từ phía Nam ra cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) để xuất khẩu qua Trung Quốc

Theo khảo sát của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, khoảng 70% số chuyến xe vận tải hàng hóa chạy rỗng một chiều làm chi phí vận tải hàng hóa bằng đường bộ tăng khoảng 30%.

Ông Nguyễn Văn Thanh cho rằng nguyên nhân khiến chi phí vận tải đường bộ cao là do năng suất vận tải rất thấp, hạ tầng giao thông bất cập, cơ chế quản lý chưa minh bạch dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh như: chở quá tải, xe dù, ảnh hưởng đến việc khuyến khích các DN nâng cao quy mô, năng lực quản trị. Ngoài ra, khả năng quản trị chưa tốt của DN đã dẫn đến tăng chi phí đầu vào, tác động đến giá cước.

Để kéo giảm cước, cần nghiên cứu giảm một số loại chi phí; nâng cao năng suất vận tải, hệ số quãng đường, hệ số trọng tải. Muốn làm được điều này thì phải nâng cao khả năng quản trị để giảm chi phí. Ngoài ra, cần phát huy, nâng cao hiệu quả của các sàn giao dịch vận tải, nâng tốc độ xe chạy để tăng khả năng quay vòng phương tiện và tạo cơ chế để có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các DN, không để tình trạng xe chở quá tải, xe khách chạy dù, trá hình xe tuyến cố định như hiện nay.

Theo bà Hiền, để giảm cước vận tải, cần có sự định hướng, ban hành quy định về phân hạng DN; khuyến khích các DN vận tải có quy mô phương tiện lớn, cơ cấu tổ chức bài bản, có thương hiệu. Cần đẩy mạnh phát triển các sàn giao dịch vận tải để tạo thị trường kết nối giữa người vận chuyển và người có nhu cầu vận chuyển, hạn chế các chuyến xe rỗng.

Ông Tạ Công Thuận, Tổng Giám đốc Sàn giao dịch vận tải Vinatrucking (sàn giao dịch vận tải hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam), cho biết hoạt động của sàn này cho thấy đem lại lợi ích rất rõ cho DN. Nếu DN giao dịch qua sàn và bảo đảm có cả hàng chiều đi lẫn chiều về thì có thể giảm tới 30% chi phí.

Phải minh bạch

Để giảm cước, theo ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải, thương mại và Dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng), phải minh bạch hóa hoạt động vận tải, kiểm soát tải trọng chặt chẽ và công bằng.

Ngoài ra, phải có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tập đoàn vận tải lớn phát triển nhằm chiếm lĩnh thị trường để cạnh tranh với các tập đoàn vận tải nước ngoài trong tương lai. Chi phí hoạt động vận tải hiện tồn tại quá nhiều chi phí “không thể phân bổ được”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo