Thị trường
16/07/2018 14:56

Vì sao người Hàn Quốc nhập cư được mệnh danh là 'vua giặt khô' tại Mỹ?

Cũng giống như các tiệm “làm nail” chủ yếu được người Việt Nam mở ra, rất nhiều cửa hàng giặt khô ở Mỹ có chủ sở hữu là người Hàn Quốc.

Một nghiên cứu được Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ thực hiện cho biết các nhóm người nhập cư gắn bó mật thiết thường sinh hoạt bên trong cộng đồng và mạng lưới của mình, vì thế họ chia sẻ và thừa hưởng những kỹ năng và công việc làm ăn giống nhau.

Về người Hàn Quốc và các cửa hàng giặt khô, mọi chuyện bắt đầu vào cuối thập niên 1970 khi khá nhiều người Hàn Quốc di cư sang Mỹ, cụ thể là thành phố New York, Chicago và Los Angeles. Vì rào cản ngôn ngữ và nhiều hạn chế khác, họ không thể tìm được việc làm ở Mỹ, nên nhiều người nhận làm những việc trong ngành sản xuất và học được các kỹ năng như may vá.

Vào lúc đó, hầu hết các cửa hàng giặt khô đều do người Do Thái và người Ý mở ra. Trong cuốn sách "Caught in the middle: Korean Communities in New York and Los Angeles" của Pyong Gap Min, ông giải thích rằng những người bán tạp hóa Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các mối bán buôn người Do Thái để tránh sự kỳ thị mà họ phải chịu từ những nhà cung cấp người da trắng khác.

Tuy nhiên, sau khi đã tiết kiệm đủ tiền để tự kinh doanh, họ quyết định đầu tư vào các cửa hàng giặt khô vì họ coi đây là ngành kinh doanh trong sạch, nghĩa là đơn giản, dễ sinh lời và có thể làm theo hộ gia đình. Nhiều người Hàn Quốc mua lại các cửa hàng giặt khô từ người Do Thái (nhờ tin tưởng nhau khi đã làm ăn từ khi còn bán tạp hóa). Các gia đình áp dụng được kỹ năng may vá vào công việc này, vì thế rất nhiều cửa hiệu giặt khô có sẵn nguồn lực lao động trong nhà.

Vì sao người Hàn Quốc nhập cư được mệnh danh là vua giặt khô tại Mỹ? - Ảnh 1.

Vì kết cấu bền chặt của các cộng đồng nhập cư, họ học hỏi từ nhau kỹ năng và cách làm ăn, nên nhiều người Hàn Quốc gắn chặt với nghề này. Theo thống kê của Hiệp hội Giặt Khô người Mỹ gốc Hàn Quốc, trong thập niên 1980-1990 có khoảng 2400 tiệm giặt khô do người Hàn Quốc sở hữu ở New York. Trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, Sang Suk Park – chủ tịch của Hiệp hội Giặt khô người Mỹ gốc Hàn Quốc ở New York chia sẻ rằng họ có thu nhập ròng khoảng 200.000 đến 300.000 USD/năm.

Tuy nhiên, những người đến Mỹ trong cuộc bùng nổ nhập cư vào thập niên 1970-1980 đã bước vào tuổi nghỉ hưu và thế hệ những người Mỹ gốc Hàn Quốc tiếp theo không chịu nối nghiệp bố mẹ, họ theo đuổi con đường học hành cùng các cơ hội khác mà những người thế hệ trước không có cơ hội thực hiện.

Vì sao người Hàn Quốc nhập cư được mệnh danh là vua giặt khô tại Mỹ? - Ảnh 2.

Sang Kyun Kim, một người nhập cư từ 30 năm trước và là chủ sở hữu của tiệm "Kim’s Cleaners" ở New York, cho biết: "Tôi mua một ngôi nhà và cho con đi học đại học sau một quãng thời gian dài làm việc chăm chỉ. Đã đến lúc tận thưởng cuộc sống trong phần đời ngắn ngủi còn lại. Tôi sẽ sẽ rời đi ngay khi bán được cửa hiệu".

Cũng như nhiều người nhập cư khác, Kim dự định sẽ bán cửa hàng và chuyển đến nơi khác sinh sống để an hưởng tuổi già. Mặc dù hiện nay vẫn có rất nhiều cửa hàng giặt khô do người Hàn Quốc sở hữu và vận hành, nhưng điều này chắc sẽ sớm thay đổi.

Theo Đinh Vân (Trí thức trẻ)
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.