Thị trường
04/12/2017 09:20

Làng chuyên hành nghề "mua của người chán, bán cho người cần"

“Mua của người chán, bán cho người cần” là lời cửa miệng của người dân làng Đông Bích (xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) khi nói về “nghiệp” buôn tóc. Một mớ tóc rối có thể chỉ gây phiền hà với nhiều người, nhưng lại là “miếng cơm manh áo” đối với người Đông Bích.

“Cái khó ló cái khôn”

Cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 30km, nơi ở của những người buôn tóc hiện lên như một ngôi làng “đại gia”. Từ tỉnh lộ 295 đi vào đầu làng đã thấy nối tiếp những ngôi nhà 4 - 5 tầng khang trang, đẹp đẽ. Vùng quê từng một thời nghèo nàn, lạc hậu nay đã hoàn toàn thay da đổi thịt.

Người dân nơi đây cho biết, trước năm 1990, Đông Bích cũng như bao vùng quê thuần nông nghèo khó khác, người dân quanh năm phải “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời”. Cuộc sống rất khốn khó. Từ trong cái khó, cái khổ, người dân nghĩ ra cách làm giàu độc đáo.

Làng chuyên hành nghề mua của người chán, bán cho người cần - Ảnh 1.

Nghề buôn tóc giúp nhiều người xây nhà to đẹp

Trước khi buôn tóc, họ từng buôn bán lông vịt, lông ngan, nhưng không được bao lâu do thành phẩm thu được ít và thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Nghề thu mua tóc rối hình thành. Lúc đầu chỉ xuất phát từ vài ba hộ nhỏ lẻ, sau thấy “anh em, hàng xóm, họ hàng nhà mình” đều làm, phong trào buôn tóc bắt đầu rầm rộ.

Nói về “cơ duyên” với nghề, ông Kỷ, trưởng thôn Đông Bích, cho biết: “Những năm 1994 - 1995, trong làng xuất hiện một số người đi thu mua tóc rối về sơ chế lại, sau đó chuyển đi các nơi tiêu thụ. Thấy công việc này không cần bỏ nhiều vốn lại dễ kiếm ra tiền nên cả làng lao vào đi buôn”.

Người dân Đông Bích phải đi khắp nơi để gom “hàng”. Giá thu gom phụ thuộc vào độ dài, độ dày của tóc. Tóc càng dài, càng dày, càng được giá. Tóc vụn (đa số ở các quán cắt tóc, gội đầu) ít được thu mua vì ít giá trị sử dụng. Với những loại tóc đã qua hóa chất như nhuộm, ép, giá sẽ thấp hơn. Muốn mua được tóc nguyên bản giá cao, người thu gom phải chịu khó đến những vùng núi cao hay những vùng quê hẻo lánh, nơi người dân ít “đụng chạm” đến mái tóc của mình.

Một điều thú vị, kinh nghiệm của những người buôn lâu năm cho thấy, ở các vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình… phụ nữ thường có mái tóc dài và dày hơn so với phụ nữ miền đồng bằng, do họ thường để tóc dài, ít “chạy theo mốt” uốn, nhuộm, cắt kiểu. Chính vì điều này, nhiều người buôn đã cất công lặn lội mấy tháng trời để mang về vài mớ tóc được gọi là “hàng nguyên bản” này.

Sau khi thu mua về, tóc sẽ được sơ chế, chăm sóc, phân loại tại các xưởng gia công. Từng lọn tóc được người thợ dùng lược chải gỡ rối, sau đó dùng dầu gội lại (có khi còn nhuộm lại màu đen). Thông thường, mỗi xưởng gia công tóc đều do một hộ gia đình quản lý. Có những hộ gia đình tất cả thành viên đều tham gia vào các công đoạn làm tóc. Phụ nữ ở nhà làm công việc “chăm sóc”, đàn ông lên đường đi kiếm “hàng”. Có những hộ truyền nghề này từ đời này sang đời khác, quanh năm tất bật với “tóc là tóc”.

Làng “đại gia”

Nhà chị Lan, Chi hội trưởng Hội phụ nữ thôn Đông Bích, cũng làm xưởng gia công tóc. Một gian phòng lớn có hơn chục người và ngổn ngang tóc, từ trên sàn nhà lẫn trong những bao tải. Theo chia sẻ của chị, thành phẩm tóc sẽ được phơi khô, hoặc đóng gói, bảo quản cẩn thận. Sau khâu sơ chế, các chủ hàng sẽ phân loại mang đi xuất khẩu. Thị trường thu mua tóc chủ yếu là các nước châu Á, điển hình là Trung Quốc. Nhiều người dân Đông Bích nhờ buôn tóc đã ăn nên làm ra, cuộc sống ổn định hơn nghề trồng lúa. Đa số họ không còn mặn mà với đồng ruộng, chuyển sang cho thuê hoặc cho người khác canh tác hộ.

Làng chuyên hành nghề mua của người chán, bán cho người cần - Ảnh 2.

Tóc thu mua về làng Đông Bích

Chị Lan cho biết, đa số người làm ở xưởng là người làng, trẻ em có, người già có, tiền công trả theo ngày. “Công việc không đến nỗi vất vả, nhân công làm theo sản phẩm. Mỗi người làm tại đây trung bình mỗi ngày cũng kiếm được hơn 100 ngàn”, chị nói. Người từ nơi khác đến làm sẽ được bố trí nơi ở thuận tiện.

Nói về “cái khổ” của nghề, chị Lan cho biết, gia đình chị cũng thu gom tóc một thời gian dài rồi mới mở xưởng gia công. Vợ chồng cứ ngược xuôi khắp đây đó, nhưng chỉ cần “kiếm” được bộ tóc đẹp là nhọc nhằn tan biến. Năm 1996, cả hai mải vào Thanh Hóa gom tóc, đến 20 Tết chưa về được vì đường xá ngày đó còn khó khăn.

Chị Lan nói: “Nghề nào cũng có cái khổ của nghề đó. Ngày trước, người dân đồn thổi những người đi mua tóc như chúng tôi có thuật thôi miên. Họ sợ bị mất người, mất của, sợ bị hại nên không ai dám tiếp xúc. Công việc của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng không ít”. Mãi sau này người dân mới hiểu và quen dần với “đội quân” mua tóc. Lượng tóc mua vào cũng tùy thuộc vào từng thời điểm trong năm, có ngày thu mấy trăm kilogam, bù lại những ngày không được kilogam nào.

Nói về nghề đặc biệt ở địa phương mình, ông bí thư thôn Đông Bích chia sẻ, đây là nghề mang tính thời vụ. Trước kia vào những giai đoạn cao điểm, 90% hộ dân Đông Bích đều làm nghề này. Khi nguồn hàng ngày càng khan hiếm, khâu xuất hàng chậm, chỉ còn khoảng 50-60% theo nghề. Những người còn lại chuyển sang làm các nghề khác như buôn phế liệu, làm mộc… nhưng vẫn không bỏ nghề tóc.

“Có thể nói, người dân Đông Bích chúng tôi rất năng động, xoay nghề rất nhanh. Thấy nghề nào thuận lợi thì làm ngay, khi khó khăn thì tính việc khác. Cũng như nghề buôn tóc này, tưởng như không ai dám làm, ấy vậy mà dân Đông Bích lại làm được”, ông Bí thư nói.

Dạo một vòng thôn Đông Bích, dễ thấy những hộ gia đình làm mộc nhưng vẫn có nhà kho chứa đầy bao tải tóc. Vừa là thợ mộc, họ vừa là thợ chải tóc, thợ phân loại tóc “lành nghề”. Nhìn những mớ tóc đen và dài, có người thấy “rờn rợn” nhưng người dân Đông Bích lại phấn khởi nâng niu chăm chút để kiếm tiền.

“Đã là con em của thôn trừ những người theo đuổi nghiệp học hành, số còn lại đều có những công việc riêng có thể kiếm ra được rất nhiều tiền. Nói ra có thể khó tin nhưng thanh niên trong thôn, đa phần có trong tay vài trăm triệu đồng. Họ làm việc hăng say và không phải bon chen đi đâu, chỉ làm tại nhà cũng có tiền”, trưởng thôn Đông Bích tự hào.


Theo Báo Pháp Luật VN
Săn vàng trúng lớn, 100% nhận ưu đãi khủng từ NAPAS và Highlands

Săn vàng trúng lớn, 100% nhận ưu đãi khủng từ NAPAS và Highlands

Ngân hàng 17:31

Tết này, ghé Highland nhận ngay lì xì “khủng” từ NAPAS với chương trình "Săn Vàng Highlands - 100% Trúng Lì Xì".

Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt

Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt

Ngân hàng 17:30

Mô hình kinh doanh hệ sinh thái như 1 giải pháp toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng và mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững cho cổ đông, đối tác kinh doanh

AEON mở cửa xuyên Tết, nhiều ưu đãi hấp dẫn

AEON mở cửa xuyên Tết, nhiều ưu đãi hấp dẫn

Tiêu dùng 16:14

Từ ngày 24-1-2025 (25 tháng Chạp) đến 2-2-2025 (Mùng 5 Tết), hệ thống Trung tâm Bách hóa Tổng hợp & Siêu thị AEON toàn quốc sẽ tăng giờ hoạt động.

Thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại cửa hàng, showroom năm 2025

Thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại cửa hàng, showroom năm 2025

Thị trường 16:04

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại cửa hàng, showroom năm 2025

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu

Thị trường 16:04

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khách hàng doanh nghiệp năm 2025

ACB tiếp tục gia tăng thị phần, duy trì các chỉ số hiệu quả

ACB tiếp tục gia tăng thị phần, duy trì các chỉ số hiệu quả

Ngân hàng 15:37

Năm 2024, ACB tập trung thực hiện chiến lược gia tăng quy mô và thị phần, tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng mạnh trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần

iTVC “Tết đủ đầy cùng Onebank” chạm đến cảm xúc hàng triệu người xem

iTVC “Tết đủ đầy cùng Onebank” chạm đến cảm xúc hàng triệu người xem

Ngân hàng 15:36

Vẫn là những chủ đề quen thuộc về ngày Tết nhưng iTVC của Nam A Bank đã truyền tải câu chuyện mới mẻ chạm đến cảm xúc người xem.