Doanh nghiệp
11/04/2017 19:35

Nâng chất sản phẩm dệt may, da giày

Để nâng giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may, da giày, Việt Nam cần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu của các thương hiệu lớn

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 3 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu các mặt hàng dệt may, da giày tiếp tục có sự tăng trưởng khả quan với kim ngạch lần lượt là 5,6 tỉ USD và 3,1 tỉ USD. Đây là 2 trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng tỉ lệ nội địa hóa vẫn ở mức thấp và nguồn cung nguyên phụ liệu chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu.

Vẫn lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

Năm 2016, ngành dệt may xuất khẩu đạt 28,1 tỉ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước và xếp thứ 2 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau điện thoại các loại và linh kiện. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam còn tồn tại một số bất cập như sự yếu kém trong khâu sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào… đã ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành. Dù ngành dệt may có lợi thế rất lớn khi Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) với thuế suất sẽ giảm dần về 0% nhưng điều kiện để doanh nghiệp (DN) hưởng lợi là phải đáp ứng về quy tắc xuất xứ.

Đến nay, Việt Nam mới chỉ cung cấp được 0,3% nhu cầu về bông, 40% nhu cầu xơ, còn lại phải nhập khẩu từ các thị trường như Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan… Sản lượng sợi đạt 1,4 triệu tấn/năm nhưng hơn 70% trong đó dùng để xuất khẩu, mặt khác lại phải nhập gần 0,1 triệu tấn sợi từ các nước. Hay khâu dệt vải tạo ra khoảng 2,8 tỉ mét vải/năm nhưng cũng mới chiếm 30% nhu cầu, còn lại DN trong nước phải nhập 6,1 tỉ mét vải từ các thị trường khác, nhất là các thị trường không tham gia các FTA lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Ngay phụ liệu may, trong nước hiện đã có các cơ sở sản xuất một số chủng loại như chỉ may, bông tấm, cúc nhựa, khóa kéo, nhãn mác… song chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường trong nước...

Ngành da giày cần nâng cao tỉ lệ nội địa hóa để gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu Ảnh: Vĩnh Tùng
Ngành da giày cần nâng cao tỉ lệ nội địa hóa để gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu Ảnh: Vĩnh Tùng

Với ngành da giày, kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước năm 2016 đạt 13 tỉ USD, tăng 8,3% so với năm trước. Nhưng tỉ lệ nội địa hóa vẫn ở mức khiêm tốn. Trong báo cáo tóm tắt đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp da giày Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 của Viện Nghiên cứu da giày và Bộ Công Thương nêu rõ mục tiêu tỉ lệ nội địa nguyên vật liệu ngành da giày đến năm 2015 lẽ ra phải ở mức 60%-65% nhưng thực tế con số này mới đạt 35%-40%.

Nguyên liệu quan trọng nhất trong sản xuất giày dép là da thuộc và da nhân tạo vẫn đang phải nhập khẩu tới 60%-70%. Nguyên nhân một phần do các ngành chế tạo máy, cơ khí chính xác tại Việt Nam chưa có khả năng sản xuất máy móc, thiết bị, khuôn mẫu cho sản xuất da giày nên DN phải tốn chi phí lớn để nhập khẩu máy móc, phụ tùng từ nước ngoài. Trong khi đó nguyên phụ liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu, kể cả về chất lượng cũng như số lượng, nhất là nguyên phụ liệu để làm hàng xuất khẩu.

Phải tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Hiện tại, phần giá trị mà ngành da giày Việt Nam có được mới chỉ chiếm 25%-30% chuỗi giá trị, chủ yếu là chi phí sản xuất gia công. Giá trị gia tăng từ tỉ lệ nội địa hóa trên sản phẩm giày dép, túi xách vẫn còn thấp (khoảng 35%-40%), trong đó chủ yếu gồm các phụ liệu thứ yếu là đế giày, chỉ khâu, keo, phom...

Với ngành dệt may, việc không chủ động được nguyên phụ liệu trong nước mà phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài cũng làm hạn chế khả năng cạnh tranh của DN và sản phẩm. Gần đây, có xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào lĩnh vực xơ sợi, dệt vải nhằm triển khai tận dụng cơ hội đón đầu từ các FTA được kỳ vọng sẽ góp phần giảm bớt áp lực nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Các chuyên gia cho rằng cơ hội từ các FTA rất lớn đối với xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam trong thời gian tới nhưng không hiển nhiên DN được hưởng lợi mà phải đáp ứng tiêu chuẩn về lao động, xuất xứ và môi trường, nhất là khi EU và các thị trường khác đang nâng cấp tiêu chuẩn môi trường. Lúc này, một vấn đề quan trọng là phải phát triển được ngành công nghiệp hỗ trợ để DN tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu của các thương hiệu lớn thế giới, nâng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu.

SONG HÀ
LPBank chung tay vì cộng đồng: Trao 100 tỉ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

LPBank chung tay vì cộng đồng: Trao 100 tỉ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngân hàng 10:52

Không chỉ là ngân hàng có kết quả kinh doanh ấn tượng, LPBank còn ghi dấu ấn đậm nét với những đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội trên khắp cả nước.

Xanh SM tiếp tục giành cú đúp Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á - APEA 2024

Xanh SM tiếp tục giành cú đúp Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á - APEA 2024

Sản xuất - Kinh doanh 09:52

Đây là sự công nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của thương hiệu trong việc thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam.

Sáng kiến hướng tới tương lai bền vững cho thế hệ trẻ của Shinhan Life

Sáng kiến hướng tới tương lai bền vững cho thế hệ trẻ của Shinhan Life

Doanh nghiệp 08:00

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á, nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng được xác định là yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của đất nước.

Agribank ủng hộ “Mái ấm cho đồng bào tôi” 100 tỉ đồng

Agribank ủng hộ “Mái ấm cho đồng bào tôi” 100 tỉ đồng

Doanh nghiệp 13:04

Ngày 5-10-2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”.

Kỷ niệm 32 năm thành lập, Nam A Bank nhận giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á

Kỷ niệm 32 năm thành lập, Nam A Bank nhận giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á

Ngân hàng 18:02

Tối ngày 3-10 tại TP HCM, Nam A Bank (mã NAB) đã vinh dự nhận giải thưởng Corporate Excellence Award (Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á) tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Award 2024 (APEA). Đây là năm thứ 3 liên tiếp Nam A Bank nhận được giải thưởng APEA.

Trải nghiệm tính năng trekking với Huawei Watch GT 5 Pro

Trải nghiệm tính năng trekking với Huawei Watch GT 5 Pro

Thị trường 18:01

Huawei vừa ra mắt Huawei Watch GT 5 Pro tại Việt Nam, với một loạt tính năng mạnh và thiết thực, phù hợp cho những người đam mê thể thao và thích khám phá thiên nhiên

Những điểm đến gần thành phố Hồ Chí Minh khiến du khách Tây thích thú

Những điểm đến gần thành phố Hồ Chí Minh khiến du khách Tây thích thú

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Chỉ mất 1-2 giờ chạy xe từ thành phố Hồ Chí Minh, các điểm đến đa dạng sắc màu trải nghiệm dưới đây không chỉ hút khách du lịch quốc tế, mà còn là nơi-phải-đến dành cho những ai mong muốn khám phá vẻ đẹp văn hoá, lịch sử của vùng đất Nam bộ.