Đây là vitamin duy nhất có chứa nguyên tố khoáng cần thiết là cobalt. Vitamin B12 không được hấp thu tốt trong dạ dày. Vtamin B12 cần được kết hợp với canxi thì mới hấp thu tốt nhất vào cơ thể.
Nhu cầu hằng ngày của người lớn là 2 mcg, phụ nữ mang thai là 2,2 mcg còn với phụ nữ cho con bú là 2,6 mcg.
Thông thường, người ta ít khi bị thiếu vitamin B12 vì các vi sinh vật ở ruột đã sản xuất ra vitamin B12 cho cơ thể dùng. Nhưng ở những người bị rối loạn đường tiêu hóa, táo bón hay tiêu chảy, người dùng nhiều kháng sinh, người cao tuổi thì dễ bị thiếu vitamin B12. Một chế độ ăn uống thiếu vitamin B1 và giàu axít folic, như chế độ ăn của người ăn chay, cũng thường che lấp dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12.
Tuyến giáp hoạt động tốt sẽ giúp hấp thu tốt vitamin B12 và ngược lại. Những triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin B12 có thể phải mất hơn 5 năm mới xuất hiện sau khi những nguồn dự trữ của cơ thể đã cạn kiệt nhưng khi ấy một số nơi của hệ thần kinh đã bị thoái hóa không hồi phục được, đặc biệt là gan. Nếu không bị bệnh, vitamin B12 có thể được dự trữ đủ dùng trong 5 năm.
Thiếu vitamin B12 lâu ngày sẽ bị bệnh thiếu máu đại hồng cầu ác tính, các rối loạn thần kinh, cơ thể dễ sinh mùi hôi, tóc nhiều gàu, tim đập nhanh, rối loạn kinh nguyệt, lở nứt miệng, bực bội, yếu sức.
Vitamin B12 giúp cấu tạo và tái sinh hồng cầu, do đó ngăn ngừa thiếu máu. Giúp chuyển hóa homocystein thành methionin, nhờ đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh Azheimer. Giúp tăng trưởng và kích thích thèm ăn ở trẻ em. Giúp biến dưỡng chất béo, bột đường, protein, gia tăng năng lượng làm cơ thể khỏe mạnh, hệ thần kinh hoạt động tốt, giảm bớt bực bội, tăng sự tập trung trí nhớ. Chống lại ung thư có liên quan tới khói thuốc.
Vitamin B12 có trong gan, trứng, sữa, phô mai, cá, tôm, cua, sò, ốc, dưa giá, dưa cải, tương chao. Do vitamin B12 không được hấp thu tốt ở dạ dày nên thường được dùng dưới dạng ngậm dưới lưỡi hay ở dạng phóng thích chậm. Ngoài ra, vitamin B12 còn có trong viên B-complex, becozyme, multivitamin.
Không có sự ghi nhận nào về sự độc hại của vitamin B12, thậm chí với liều lớn 5.000 mcg. Người ta có thể tiêm mỗi năm 1 ống 1.000 mcg cho những người có nguy cơ bị thiếu vitamin B12 nói trên, không nên dùng quá liều này. Nếu dùng vitamin C liều cao và kéo dài có thể làm sạch vitamin B12 và axít folic ở gan. Các loại axít và kiềm, ánh sáng mặt trời, thuốc ngủ, rượu, canh chua làm hư hại vitamin B12.