* Cao ích mẫu: Từ xưa, y học phương Đông dùng ích mẫu để trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, vô sinh, khí hư ra nhiều, bụng đau sau khi sinh, huyết vận, sinh xong sản dịch ra không dứt. Cao ích mẫu có tác dụng làm khí huyết lưu thông nên tuyệt đối không dùng khi phụ nữ mang thai, ngoài ra thì rất tốt cho sức khỏe phụ nữ. Theo đông y, ích mẫu tính hàn, vị đắng, vào kinh can có tính năng hoạt huyết tiêu ứ, bổ huyết. Đây là món thuốc quý cho phụ nữ; giúp điều trị các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ mới có và tiền mãn kinh; bổ máu, giảm các triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh như nhức đầu, căng thẳng, đau bụng, nóng bừng mặt; hạ huyết áp, tăng lưu thông động mạch, giúp nhịp tim ổn định. Chữa viêm thận, phù thũng, giảm niệu, đái ra máu. Dùng bổ can thận, ích tinh sáng mắt, bổ huyết, hoạt huyết và điều kinh. Chữa bệnh sưng vú, chốc đầu, lở ngứa, dùng để trị mụn, làm đẹp da,…
* Cao hà thủ ô: Bồi bổ cơ thể, đẹp da, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, lưng gối đau mỏi, khỏe gân cốt, trị di tinh. Đặc biệt, đây là bài thuốc quý trong điều trị rụng tóc, tóc bạc sớm. Cao hà thủ ô còn được dùng để chữa đau lưng dưới, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch. Ngoài ra, hà thủ ô còn có thể giúp chống lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, nhuận tràng, điều chỉnh lượng đường trong máu. Rất nhiều người biết đến hà thủ ô nhờ công dụng làm trẻ hóa mái tóc. Không chỉ vậy, trong củ hà thủ ô còn có chất đạm, tinh bột, chất béo, đặc biệt là chất lexitin. Đây là thành phần chủ yếu của hệ thần kinh, giúp điều trị thần kinh suy nhược, suy dinh dưỡng, có lợi cho tim.
* Cao lạc tiên: Cây lạc tiên còn gọi là cây lồng đèn, cây hồng tiên và có tên khoa học là Passiflora Foetida. Tên gọi lạc tiên xuất phát từ tác dụng là hỗ trợ an thần, ăn ngon. Trong cây có chứa lượng lớn các hoạt chất alcaloid, flavonoid, saponin. Trong đó, saponin là một hoạt chất có nhiều trong nhân sâm có tác dụng kích thích hệ miễn dịch điều hòa hoạt động của cơ thể. Trong dân gian, lạc tiên được kết hợp với lá vông nấu canh giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, điều trị mất ngủ. Lạc tiên ít gây tác dụng phụ và không gây nghiện như các loại dược chất trong Tây y.
* Cao chè vằng: Các nghiên cứu dược tính đã chứng minh, cao chè vằng có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, ngăn ngừa mụn nhọt. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ ngừa được các bệnh về tim mạch, ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Chè vằng có tác dụng kích thích tuyến sữa, kháng khuẩn, chống viêm, nhiễm trùng, viêm tử cung, ung thư tuyến vú, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương. Phụ nữ sau khi sinh dùng chè vằng giúp tăng tiết sữa, mau lành vết thương, tránh hiện tượng bị rạn, nhăn vùng bụng do mang thai và đặc biệt là giúp giảm cân nhanh. Nên dùng cao chè vằng trong suốt thời gian cho con bú để bảo đảm sữa cho bé, mát cơ thể. Người bị huyết áp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, tiểu đường nên sử dụng chè vằng thường xuyên thay nước uống hằng ngày sẽ có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh. Đối với người già, sử dụng cao chè vằng hằng ngày giúp ngủ ngon và ăn ngon miệng.
* Cao cà gai leo: Vị hơi the, đắng, có tính ấm, tác dụng tiêu độc, trừ ho, tán phong thấp, giảm đau. Trong rễ cây có chứa tinh bột và các hoạt chất như ancaloid, glycoancaloid… có tác dụng bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus, ngăn chặn sự phát triển của xơ gan nên dùng điều trị các bệnh lý gan mật, chữa ho gà (lấy 30 g lá chanh, 10 g rễ cà gai leo, sắc uống ngày 2 lần) và giải rượu. Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa người dùng. Vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt lấy thân, lá, rễ cà gai leo hãm nước uống hằng ngày. Ngoài ra, cây cà gai leo là loại cây không có tác dụng phụ nên mọi người có thể dùng hằng ngày ngay cả khi không mắc bệnh để tăng cường chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh.