Thực tế cho thấy các trường hợp gãy lún đốt sống do loãng xương hầu như không được phát hiện sớm, do bệnh nhân chủ quan và không chú ý đến sức khỏe của bản thân. Chính điều này cũng khiến nguy cơ gãy xương trọn đời ở nam giới chiếm khoảng 13%-50%. Riêng gãy xương đùi do loãng xương khiến khoảng 30% nam giới tử vong trong một năm đầu và khoảng 25% phải có người trợ giúp trong suốt phần đời còn lại.
Ngoài nguyên nhân tuổi tác, giảm testosterone, di truyền, ăn uống thiếu canxi thì một số nguyên nhân dưới đây có thể xem là thủ phạm chính gây loãng xương: uống quá nhiều rượu, do rượu làm giảm tiến trình tạo xương và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể; hút thuốc lá, theo nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bị gãy cột sống cao gấp đôi ở nam giới nghiện thuốc lá so với người không hút thuốc; chất nicotin có hiệu ứng độc hại trực tiếp lên các tế bào xương; uống quá nhiều cà phê (nhiều hơn 3 ly/ngày) cũng là tác nhân đẩy nhanh quá trình mất xương. Ngoài ra, một số loại thuốc dùng điều trị trầm cảm, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, ung thư… cũng là tác nhân gây mất xương; lười vận động sẽ dẫn đến hao xương, giảm khối lượng xương. Sự cử động bắp thịt tạo sức ép lên xương và làm cho xương bền chắc hơn. Người bệnh nằm liệt giường lâu ngày xương rất yếu, giòn và dễ gãy.
Uống sữa Oldlac calcium vitamin D kết hợp với lối sống lành mạnh, năng động chính là liệu pháp phòng ngừa loãng xương hữu ích ở nam giới
Liều thuốc để chống lại bệnh loãng xương ở nam giới tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu nghiệm đó là vận động thường xuyên và tích cực. Vận động là cách giúp dự trữ canxi, tăng sức bền, dẻo dai và tạo cân bằng nên ít bị ngã và gãy xương. Ngoài ra, vận động còn bảo vệ xương không bị mất thêm ở những bệnh nhân đã bị loãng xương. Các bài tập tốt cho xương bao gồm đi bộ, chạy bộ, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông… Nếu chạy bộ vào buổi sáng sớm có nắng thì lại là một cách bổ sung vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời.
Ngoài vận động thường xuyên thì cách tốt nhất là nên thay đổi lối sống theo hướng tích cực như bổ sung đầy đủ canxi (dưới 65 tuổi cần 1.000 mg canxi, trên 65 tuổi cần 1.500 mg canxi) và bổ sung 400-800 đơn vị (IU) vitamin D mỗi ngày. Ngoài ra, cần hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá, ăn nhiều rau củ, chất xơ và đừng quên uống 2-3 ly sữa có bổ sung canxi và vitamin D mỗi ngày để tái tạo collagen sụn khớp và phòng ngừa loãng xương sớm. Khi có các triệu chứng như: đau mỏi cột sống, đau xương cẳng chân, nhức mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút… thì phải nghĩ ngay đến việc điều trị loãng xương với sự chỉ dẫn của bác sĩ.